Mục tiêu và phạm vi tác động của CEAP là gì?
Về mục tiêu, CEAP 2020 hiện thực hóa các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh thông qua việc bổ sung một loạt các biện pháp mới (so với CEAP trước) nhằm:
- Chuyển các tiêu chuẩn về sản phẩm bền vững từ khuyến khích sang yêu cầu bắt buộc ở EU;
- Trao quyền cho người tiêu dùng (công và tư) trong các lựa chọn sản phẩm bền vững;
- Giảm rác thải từ các sản phẩm tiêu dùng;
- Thúc đẩy sự tham gia của tất cả các chủ thể trong EU, ngoài EU trong thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Về phạm vi tác động, các biện pháp/kế hoạch hành động triển khai CEAP tập trung vào 07 chuỗi giá trị sản phẩm quan trọng gồm: (1) Điện tử và các sản phẩm công nghệ thông tin (ICT), (2) Pin và phương tiện vận tải, (3) Bao bì đóng gói, (4) Nhựa, (5) Dệt may, (6) Xây dựng và các tòa nhà, (7) Thực phẩm nước uống và các sản phẩm dinh dưỡng. Phạm vi mục tiêu của EU khi xây dựng CEAP không chỉ nhắm đến các chuỗi giá trị tại EU mà còn điều chỉnh các chuỗi giá trị toàn cầu của các nhóm sản phẩm kể trên. Do đó, các hàng hóa liên quan của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU cũng sẽ chịu tác động đáng kể từ việc triển khai Kế hoạch này.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI