Kế hoạch hành động thực thi CEAP của EU?
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC THI CEAP CỦA EU
STT |
Hành động chính |
Thời gian |
KHUNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BỀN VỮNG |
||
1 |
Dự thảo về sáng kiến chính sách sản phẩm bền vững |
2021 |
2 |
Dự thảo về trao quyền cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi xanh |
2020 |
3 |
Các biện pháp thiết lập “quyền được sửa chữa” mới |
2021 |
4 |
Dự thảo về việc chứng minh các tuyên bố xanh (green claims) |
2020 |
5 |
Tiêu chí và mục tiêu bắt buộc của Đấu thầu công xanh (Green Public Procurement - GPP) trong luật pháp ngành và từng bước áp dụng báo cáo bắt buộc về GPP |
Từ năm 2021 |
6 |
Rà soát lại Chỉ thị về phát thải công nghiệp (Industrial Emissions Directive) |
Từ năm 2021 |
7 |
Khởi động Hệ thống báo cáo và chứng nhận cộng sinh công nghiệp do ngành công nghiệp dẫn đầu (an industry-led industrial symbiosis reporting and certification system) |
2022 |
CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHÍNH |
||
8 |
Sáng kiến Điện tử Tuần hoàn (Circular Electronics Initiative), giải pháp sạc chung và hệ thống thưởng để thu hồi thiết bị cũ |
2020/2021 |
9 |
Rà soát lại Chỉ thị về hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử |
2021 |
10 |
Dự thảo về khung pháp lý mới cho pin |
2020 |
11 |
Rà soát các quy tắc về phương tiện di chuyển hết hạn sử dụng |
2021 |
12 |
Rà soát các quy tắc về xử lý dầu thải đúng cách |
2022 |
13 |
Rà soát để củng cố các yêu cầu thiết yếu đối với bao bì và giảm rác thải bao bì |
2021
|
14 |
Các yêu cầu bắt buộc về hàm lượng nhựa tái chế và các biện pháp giảm rác thải nhựa cho các sản phẩm như bao bì, vật liệu xây dựng và phương tiện di chuyển |
2021/2022
|
15 |
Hạn chế các hạt vi nhựa được cố ý thêm vào và các biện pháp ngăn chặn việc vô tình phát tán hạt vi nhựa |
2021 |
16 |
Khung chính sách cho nhựa sinh học và nhựa phân hủy sinh học hoặc có thể ủ phân |
2021
|
17 |
Chiến lược của EU về dệt may |
2021 |
18 |
Chiến lược cho một Môi trường Xây dựng Bền vững (Strategy for a Sustainable Built Environment) |
2021 |
19 |
Sáng kiến thay thế bao bì dùng một lần, đồ dùng bàn ăn và dao kéo bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng trong dịch vụ ăn uống |
2021 |
GIẢM RÁC THẢI, TĂNG GIÁ TRỊ |
||
20 |
Các mục tiêu giảm rác thải cho các dòng chất thải cụ thể và các biện pháp khác về ngăn ngừa rác thải |
2022 |
21 |
Mô hình hài hòa trên toàn EU về thu gom chất thải và ghi nhãn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom chất thải |
2022
|
22 |
Phương pháp theo dõi và giảm thiểu sự hiện diện của các chất gây lo ngại trong vật liệu tái chế và các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế |
2021 |
23 |
Hệ thống thông tin hài hòa về sự hiện diện của các chất gây lo ngại |
2021 |
24 |
Xác định phạm vi xây dựng các tiêu chí về chất thải và sản phẩm phụ trên toàn EU |
2021 |
25 |
Sửa đổi các quy tắc về vận chuyển rác thải |
2021 |
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho con người, khu vực và thành phố |
||
26 |
Hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn thông qua các Chương trình kỹ năng (Skills Agenda), Kế hoạch hành động cho nền kinh tế xã hội (Action Plan for Social Economy), Hiệp ước Kỹ năng (Pact for Skills) và Quỹ Xã hội Châu Âu mở rộng (European Social Fund Plus). |
từ năm 2020 |
27 |
Hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn thông qua các Quỹ chính sách kết nối, Cơ chế Chuyển đổi Công bằng và các sáng kiến đô thị |
từ năm 2020 |
CÁC HÀNH ĐỘNG XUYÊN SUỐT |
||
28 |
Cải thiện công cụ đo lường, mô hình hóa và các công cụ chính sách để nắm bắt sự tương tác giữa kinh tế tuần hoàn với việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ EU và quốc gia |
từ năm 2020 |
29 |
Khung pháp lý cho việc chứng nhận loại bỏ carbon |
2023 |
30 |
Phản ánh các mục tiêu của kinh tế tuần hoàn trong việc sửa đổi các hướng dẫn về hỗ trợ nhà nước trong lĩnh vực môi trường và năng lượng |
2021 |
31 |
Lồng ghép các mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh các quy tắc về báo cáo phi tài chính và các sáng kiến về quản trị doanh nghiệp bền vững và các sáng kiến về kế toán môi trường |
2020/2021
|
Dẫn đầu các nỗ lực ở cấp độ toàn cầu |
||
32 |
Dẫn đầu các nỗ lực hướng tới việc đạt được thỏa thuận toàn cầu về nhựa |
Từ năm 2020
|
33 |
Đề xuất một Liên minh Kinh tế Tuần hoàn Toàn cầu và khởi xướng các cuộc thảo luận về thỏa thuận quốc tế về quản lý tài nguyên thiên nhiên |
Từ năm 2021
|
34 |
Lồng ghép các mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong các hiệp định thương mại tự do, trong các quy trình và hiệp định song phương, khu vực và đa phương khác, và trong các công cụ tài trợ chính sách đối ngoại của EU |
Từ năm 2020
|
GIÁM SÁT TIẾN TRÌNH |
||
35 |
Cập nhật Khung Giám sát Kinh tế Tuần hoàn để phản ánh các ưu tiên chính sách mới và phát triển các chỉ số về sử dụng tài nguyên |
2021
|
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI