CBAM chỉ áp dụng cho phát thải trực tiếp khí CO2 phải không?
Tùy thuộc vào loại hàng hóa cụ thể, các nghĩa vụ CBAM có thể áp dụng không chỉ với phát thải khí CO2 mà còn các khí khác, không chỉ với phát thải trực tiếp mà có thể cả phát thải gián tiếp.
Về cách thức phát thải, EU quy định 02 nhóm hàng hóa CBAM:
- Nhóm các hàng hóa CBAM chỉ tính phát thải trực tiếp
Đối với nhóm này, các nghĩa vụ CBAM chỉ áp dụng đối với việc phát thải khí nhà kính trực tiếp trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Danh sách hàng hóa CBAM thuộc nhóm này được nêu tại Phụ lục II - Quy định 2023/956.
- Nhóm các hàng hóa CBAM tính cả phát thải trực tiếp và gián tiếp
Đối với nhóm hàng hóa này, nghĩa vụ CBAM áp dụng đối với việc phát thải khí nhà kính của hàng hóa trong cả trường hợp phát thải trực tiếp và gián tiếp.
Hàng hóa CBAM thuộc nhóm này là những hàng hóa được nêu tại Phụ lục I - Quy định 2023/956 (sau khi đã loại trừ Danh sách hàng hóa được nêu tại Phụ lục II của quy định).
Danh sách hàng hóa CBAM (gồm cả trường hợp phải tính phát thải trực tiếp và gián tiếp, và trường hợp chỉ tính phát thải trực tiếp) được nêu tại Phụ lục I – Quy định 2023/956.
Chú ý: Trong giai đoạn chuyển tiếp (2023-2025), để phục vụ mục tiêu giám sát tình hình, EU yêu cầu khai báo phát thải cả trực tiếp và gián tiếp đối với tất cả các hàng hóa CBAM (Phụ lục I).
Về loại khí phát thải, đối với từng loại hàng hóa CBAM cụ thể, EU xác định một/các loại khí nhà kính phát thải phải tuân thủ nghĩa vụ CBAM khác nhau, bao gồm các trường hợp:
- CBAM chỉ áp dụng với trường hợp khí phát thải là khí carbon dioxide (CO₂); hoặc
- CBAM áp dụng đối với phát thải khí CO₂ và khí Nitrous oxide (N2O); hoặc
- CBAM áp dụng đối với phát thải khí CO₂ và khí Perfluorocarbons (PFCs).
Thường thì các sản phẩm trong cùng lĩnh vực (xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón…) sẽ có cùng yêu cầu về loại khí thải, cách thức phát thải phải khai báo. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc thù, các sản phẩm trong cùng lĩnh vực nhưng có yêu cầu khai báo khác nhau.
Bảng - Tóm lược về loại khí thải, cách thức phát thải cần khai báo CBAM theo loại hàng hóa
Vấn đề |
Hàng hóa CBAM |
|||||
Xi măng |
Phân bón |
Sắt/thép |
Nhôm |
Hydro |
Điện |
|
Đơn vị báo cáo |
Tấn hàng hóa |
MWh |
||||
Khí phát thải khai báo |
Chỉ CO2 |
CO2 (và N2O với một số loại phân bón) |
Chỉ CO2 |
CO2 (và PFCs với một số loại nhôm) |
Chỉ CO2 |
Chỉ CO2 |
Hình thức phát thải (giai đoạn 2023-2025) |
Trực tiếp và Gián tiếp |
Chỉ trực tiếp |
||||
Hình thức phát thải (từ 2026 trở đi) |
Trực tiếp và Gián tiếp |
Chỉ trực tiếp (nhưng có thể xem xét sửa đổi) |
Chỉ trực tiếp |
|||
Phương pháp xác định phát thải trực tiếp |
Dựa trên lượng phát thải thực tế Chấp nhận các giá trị ước tính (bao gồm cả các giá trị mặc định) cho tối đa 20% tổng lượng phát thải cụ thể của hàng hóa phức tạp (áp dụng cho lô hàng nhập khẩu vào EU giai đoạn 30/6/2024-31/12/2025). |
Dựa trên các giá trị mặc định (trừ khi đáp ứng đồng thời một số điều kiện) |
||||
Phương pháp xác định phát thải gián tiếp |
Dựa trên mức tiêu thụ thực tế điện năng và các hệ số phát thải mặc định của điện năng trừ khi đáp ứng các điều kiện nhất định (ví dụ thỏa thuận mua điện hoặc kết nối kỹ thuật trực tiếp). Không chấp nhận các giá trị ước tính với các lô hàng nhập khẩu vào EU sau 30/6/2024. |
Không áp dụng |
Nguồn: TTWTO-VCCI cập nhật từ “Hỏi-đáp về CBAM” của Ủy ban châu Âu
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tài liệu tham khảo được đính kèm dưới đây: