Tin tức
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa dự báo, năm 2011 do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng hơn, sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ giảm gần 40% so với năm 2010.Cảnh báo sớmVASEP dự báo nhu cầu tiêu thụ cá tra của thế giới trong năm tới sẽ lớn hơn nguồn cung cấp. Theo kế hoạch năm 2011, sản lượng cá tra xuất khẩu trong năm tới của Việt Nam chỉ đạt khoảng 360.000 tấn, giảm gần 40% so với năm 2010.
Xem thêm5/1/2011 Để không ảnh hưởng tiêu cực đến giá gạo trong nước, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ phải kê khai về lượng gạo có sẵnTừ 14/2/2011, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải tự kê khai lượng gạo có sẵn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin đó, Thông tư số 44 /2010/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành đã quy định rõ.
Xem thêmTheo số liệu thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), mặc dù gặp khó khăn về nguyên liệu, nhưng năm 2010, sản lượng tôm xuất khẩu vẫn đạt 240.000 tấn và lần đầu tiên đạt kim ngạch 2,08 tỉ USD, tăng hơn 400 triệu so với 2009.Yếu tố giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu xuất phát từ giá xuất khẩu cao, trung bình đạt khoảng 8,7 USD/kg, tăng 8,8% so với 2009.
Xem thêmỦy ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hiệp quốc (ESCAP) ngày 3-1 công bố báo cáo Triển vọng kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương năm 2011, dự báo triển vọng phát triển kinh tế năm 2011 của 12 nền kinh tế mới nổi trong khu vực.Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến đạt 9% trong năm 2011, giảm so năm 2010 nhưng vẫn đứng đầu 12 nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Đứng sau Trung Quốc là Ấn Độ với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011 là 8,7%.
Xem thêmTheo Hội đồng đồ gỗ Đông Nam Á (AFIC), Việt Nam, thành viên mới nhất của hội đồng gồm 7 hiệp hội đồ gỗ của các nước thành viên này đã trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất trong khu vực. Còn theo chuyên gia trong nước, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 có thể lên đến 4 tỉ đô la Mỹ.
Xem thêmChính phủ Trung Quốc vừa thông báo sẽ cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong nửa đầu năm 2011, một động thái có thể làm căng thẳng hơn quan hệ Trung-Mỹ, nhưng lai la tin vui đối với các nhà khai thác và xuất khẩu đất hiếm ở "Xứ sở Kangaroo" đang được hưởng lợi trước quyết định này.Việc Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm 35% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm vào nửa đầu năm 2011 đã thổi bùng lên những dự đoán rằng giá đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao - sẽ tăng đột biến.
Xem thêmTheo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), giá tôm của VN xuất khẩu vào Mỹ được giá cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bình vào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg các tháng cuối năm 2010, cao hơn 20-30% so với cùng kỳ năm 2009.Giá tôm xuất vào Mỹ tăng một phần do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico hồi giữa năm 2010, cùng với đó là giá các loại tôm sú tăng mạnh do các nước xuất khẩu giảm sản lượng.
Xem thêmThuế nhập khẩu khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác dạng hóa lỏng gồm: Khí thiên nhiên, Propan, Butan, Etylen...được điều chỉnh giảm từ 5% xuống còn 2%.Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 208/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác.Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác thuộc nhóm 2711 tại Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được quy định như sau:
Xem thêmTrong lúc Trung Quốc siết lại việc xuất khẩu đất hiếm, Mỹ và Nhật - hai nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu quý này - cũng có những chính sách thương mại mới với Trung Quốc.
Xem thêmSau ba vòng đàm phán với tư cách quan sát viên, tới vòng thứ tư gần đây chính thức trở thành thành viên tham gia đàm phán chính thức Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam đang chờ đợi phiên đàm phán thứ 5 vào tháng 2-2011 để cùng tám quốc gia khác xem xét các bản chào về mở cửa thị trường. Trong khi chưa tận dụng được nhiều thuận lợi từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký trước đó thì tại sao Việt Nam lại tích cực tham gia đàm phán TPP?Tại sao TPP?
Xem thêm