Tin tức

Tin tức

Theo số liệu thống kê, 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 418,6 nghìn tấn sắt thép các loại trị giá 319,5 triệu USD, tăng 252,49% về lượng và tăng 221,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2010,Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang các thị trường trên thế giới đều tăng trưởng mạnh. Trong đó, Cămpuchia là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu với lượng sắt thép cao nhất, đạt 95,1 nghìn tấn, chiếm 22,7% lượng xuất mặt hàng này, với trị giá 63,1 triệu USD, tăng 71,10% về lượng và 78,2% về trị giá so với cùng kỳ.

Xem thêm

Đòi trả phí đấu thầu, phí xuất khẩu và ép giá là các chiêu thức lừa đảo của một số tổ chức quốc tế đang nhắm vào doanh nghiệp VN.

Xem thêm

Thực hư lợi ích từ ngày gia nhập WTO còn phải hội thảo nhiều. Nhưng cùng mở cửa, bên ngoài họ mạnh thành ra dễ người, còn phía ta vẫn yếu hóa ra khó ta.Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là thành quả của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển và chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. 

Xem thêm

Theo các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc, nhân dân tệ tăng giá về lý thuyết sẽ tác động nhất định đến công việc kinh doanh của họ, nhưng thực tế hiện nay, trong ngắn hạn, cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều chưa thấy ảnh hưởng từ việc này.Nhập khẩu chờ đợi thị trường

Xem thêm

Khi các nước giàu bắt đầu quá trình cắt giảm chi tiêu nhằm củng cố tình hình tài chính, các nhà xuất khẩu Trung Quốc buộc phải quay sang các thị trường đang nổi và điều này có thể dẫn đến những va chạm thương mại mới.

Xem thêm

Năng lực công nghiệp hạn chế khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về cái gọi là “bẫy” mậu dịch tự do.Bẫy mậu dịch tự do, theo cách nhìn nhận của các chuyên gia Viện nghiên cứu Việt Nam (thuộc trường Đại học Waseda) có nghĩa là ảnh hưởng của trào lưu tự do mậu dịch khiến cấu trúc về lợi thế so sánh của các nước đi sau bị cố định, khó thay đổi. Hậu quả là các nước vướng bẫy sẽ không thể dịch chuyển lên trình độ cao hơn. 

Xem thêm

Theo trang mạng của đài NPR, trong khi dầu vẫn tiếp tục tràn tại vùng Vịnh Mexico, các nhà cung cấp hải sản ở Mỹ đang quay sang châu Á để bảo đảm người Mỹ có đủ tôm cho các món ăn quen thuộc vào mùa hè này. Một số quốc gia trong khu vực sản xuất tôm nhiều nhất trên thế giới đang xoay trở để cung cấp đủ cho nhu cầu tôm ở địa phương vì những khó khăn về bệnh tật, hạn hán và khủng hoảng kinh tế. 

Xem thêm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 giảm 4,3% so với năm 2008; trong đó xuất khẩu vào EU đạt giá trị 1,11 tỷ USD.Nhiều chuyên gia nhận định rằng, trong năm 2010, xuất khẩu thủy sản nước ta sẽ tăng tốc ở thị trường châu Mỹ (do được lợi nhờ sự cố tràn dầu) và giảm sút ở thị trường châu Âu (EU) do EU đang gồng gánh nợ của Hy Lạp.Tuy nhiên, Công ty Cổ phần thông tin AgroMonito khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nên chuyển hướng xuất khẩu tôm sang châu Mỹ, nhưng cá da trơn thì nên bền chí “công thủ” ở EU.

Xem thêm

So với tình hình kim ngạch đầu năm thời gian gần đây ngành hàng xuất khẩu rau hoa quả của nước ta đang có chiều hướng giảm nhẹ. Tới nay kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 27 triệu USD, giảm 19,1% so với cùng kỳ 2009. Giảm sút từ các thị trường

Xem thêm

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 30/6, đã "giáng" cho Liên minh châu Âu (EU) một đòn đau trong vụ tranh cãi thương mại xuyên Đại Tây Dương liên quan đến các khoản trợ cấp hàng tỷ USD cho các hãng sản xuất máy bay của Mỹ và EU khi đưa ra phán quyết rằng những khoản hỗ trợ của các chính phủ EU cho hãng Airbus là sai quy định.Sau khi phán quyết được đưa ra, đối thủ của Airbus là hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã lên tiếng coi đây là một "thắng lợi pháp lý toàn diện" và cho rằng WTO nên yêu cầu Airbus hoàn trả bốn tỷ USD tiền trợ cấp sai quy định.

Xem thêm