Năm 2011 doanh nghiệp xuất khẩu gạo nguy cơ bị thâu tóm
17/01/2011 47Phát biểu tại một cuộc họp gần đây tại Tiền Giang, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết từ trước đến nay các doanh nghiệp lương thực nước ngoài muốn kinh doanh gạo tại Việt Nam phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhưng từ năm nay họ hoàn toàn bình đẳng.
Do vậy ông Phong cảnh báo rằng nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở thu mua lúa gạo nhỏ, lẻ rất dễ lọt vào tay các nhà kinh doanh gạo nước ngoài. Hiện nay cả nước có hàng trăm doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu nhưng số doanh nghiệp xuất khẩu đúng nghĩa chỉ khoảng hơn 30 công ty, còn lại có doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được vài côngtenơ.
Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp gạo đối diện là tình trạng thiếu vốn, muốn tiếp cận được lại phải chịu mức lãi suất cao. Theo ông Phong, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vay được nguồn vốn có 4,5%, các doanh nghiệp trong nước phải vay mức 16,5%, sự chênh lệch này là một bất lợi trong cạnh tranh.
Trước những bất cập, đã có đề suất từ các doanh nghiệp trong nước là liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất gạo, tuy nhiên theo ông Trương Thanh Phong, việc liên doanh không phải là phương án tối ưu.
Hiện đã có doanh nghiệp trong nước liên kết với đối tác Hongkong để làm gạo đồ, sản lượng khoảng 500 tấn/ngày, phía Hongkong chịu trách nhiệm cung cấp phân vi sinh trong quá trình sản xuất; đồng thời đảm bảo đầu ra tiêu thụ, trước đó cũng đã có một số mô hình sản xuất gạo đồ nhưng đều thất bại.
Để hạt gạo Việt Nam được nâng cao giá trị, mức lãi của nông dân tăng lên, ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho rằng cần đầu tư công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch, kho trữ lúa gạo chuyên dùng để dự trữ lúa và đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu qua đó giúp nâng cao giá trị hạt lúa, tạo ra chuỗi gia trị lúa gạo mà mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho nười nông dân.
Ông Tiến cho biết thêm Angimex đã đầu tư vùng nguyên liệu 3.000ha vào năm ngoái, tiến tới 10.000ha vào năm 2012 và lên đến 20.000ha. Từ đó Angimex từng bước tạo ra vùng nguyên liệu nhằm vững vàng hơn trong sản xuất và xuất khẩu.
Nguồn: TTXVN
- Mỹ sẽ công bố thỏa thuận thương mại với các nước trong tháng tới
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức
- EU cân nhắc áp thuế đối với 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ
- Ai Cập – Điểm đến mới giữa căng thẳng thương mại
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam