Tin tức

Tin tức

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), ông Diệp Thành Kiệt, đơn hàng da giày Việt Nam trong năm nay tăng khoảng 15-16% so với năm ngoái.Phát biểu với báo giới bên lề một hội thảo tại TPHCM hôm 11-8, ông Kiệt cho biết: “Thông qua một số doanh nghiệp thì tình hình đơn hàng năm nay ổn và thậm chí có thể gọi là lớn”. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang thiếu nhân công cho những ngành thâm dụng lao động. "GDP bình quân đầu người của nước này đã tăng trên 3.000 đô la Mỹ, tức đời sống của họ khá lên và lựa chọn nghề nghiệp cũng khác đi", ông Kiệt giải thích.

Xem thêm

Ngành công nghiệp da giày của Việt Nam đang có những bước phát triển khá tốt với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2010 đạt 2,75 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên ngành da giày xuất khẩu vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn để duy trì sản xuất. 

Xem thêm

Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.Trong buổi hội thảo do Cục quản lý cạnh tranh tổ chức sáng hôm qua, nhiều doanh nghiệp mong muốn được hướng dẫn cụ thể hơn tiêu chí, tiến trình khởi kiện những công ty nước ngoài bán phá giá tại Việt Nam, đè chết các ngành sản xuất trong nước rồi dần dần nâng giá lên.

Xem thêm

Mở rộng đầu tư ra khỏi lãnh thổ là một trong những chủ trương của Nhà nước từ khi nền kinh tế chuyển đổi, bước vào hội nhập. Từ đó đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại các thị trường truyền thống như Campuchia, Lào và gần đây là đầu tư vào Myanmar, một thị trường đầy tiềm năng.  Trải qua bao thăng trầm, đến nay chúng ta có thể yên tâm phần nào về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ, nhưng vẫn chưa thể bằng lòng với những thành quả ban đầu này.Campuchia: Kim ngạch thương mại tăng vọt

Xem thêm

Mở rộng đầu tư ra khỏi lãnh thổ là một trong những chủ trương của Nhà nước từ khi nền kinh tế chuyển đổi, bước vào hội nhập. Từ đó đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại các thị trường truyền thống như Campuchia, Lào và gần đây là đầu tư vào Myanmar, một thị trường đầy tiềm năng.  Trải qua bao thăng trầm, đến nay chúng ta có thể yên tâm phần nào về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ, nhưng vẫn chưa thể bằng lòng với những thành quả ban đầu này.Campuchia: Kim ngạch thương mại tăng vọt

Xem thêm

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 9/8 đã phán quyết việc Australia cấm nhập khẩu táo của New Zealand là vi phạm luật quốc tế.Như vậy, New Zealand đã giành thắng lợi trong vụ tranh cãi thương mại với Australia kéo dài 90 năm qua.Trong phán quyết, WTO ủng hộ phần lớn các cáo buộc của New Zealand cho rằng Australia cấm nhập khẩu táo của New Zealand mà không có đủ bằng chứng khoa học và các biện pháp kiểm dịch của Canberra vi phạm các quy định thương mại quốc tế.

Xem thêm

Hiện nay, Mêhicô được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra, basa Việt Nam. Tính đến cuối tháng 6/2010, đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai tại Châu Mỹ Latinh này đã là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan.6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mêhicô tăng 37,7% về khối lượng và 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tôm và cá tra, basa là hai mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này.

Xem thêm

Lâu nay chỉ chủ yếu các DN xuất khẩu gạo của VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) "một mình một chợ" trong mua lúa, khiến nông dân ĐBSCL luôn kêu trời vì không quyết định được giá bán. Mới đây, các thương nhân Trung Quốc ồ ạt vào thu gom, đẩy giá lúa lên cao, các DN lại "kêu trời" lo thiếu gạo xuất khẩu và e ngại rối loạn thị trường. Nếu loại bỏ yếu tố "rối loạn" thì sự cạnh tranh mang lại lợi ích cho nông dân...Lo thiếu gạo vì... Trung Quốc

Xem thêm

Tính đến cuối tháng 6/2010, diện tích nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đạt 3.749ha, sản lượng thu hoạch 756.940 tấn; kim ngạch xuất khẩu hơn 534 triệu USD (khoảng 248.836 tấn sản phẩm thành phẩm), tăng 19,4% về sản lượng và 11,6% về giá trị so với cùng kỳ 2009. Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,4 tỷ USD.

Xem thêm

Nhiều năm qua, Việt Nam đã ra sức xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn như sinh học, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí... Thế nhưng, giờ đây nếu hỏi tên những sản phẩm nào nổi tiếng với người tiêu dùng trong nước, chắc cũng ít ai biết! Trong khi đó những ngành dệt may, da giày lại bị bỏ quên.Ngành thời trang: “xương gà chiên bơ”?

Xem thêm