Tin tức
Theo lộ trình CEFT/AFTA mà VN đang thực hiện, từ năm 2008 đến 2013 cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu của điện tử từ 0% đến 5%, đến năm 2015 là 0%.Hiệp hội các DN điện tử kiến nghị giảm thuế nhập khẩu mặc dù lộ trình ACFTA từ 2009 đến 2011 cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc 20-10% và linh kiện thấp hơn thuế nhập khẩu ưu đãi ít nhất 3-5%.Theo Chủ tịch Hiệp hội DN điện tử VN Lê Ngọc Sơn, hiện giờ, do việc sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN lắp ráp hàng điện tử, CNTT nên buộc các DN phải nhập khẩu nước ngoài.
Xem thêm“Nguy cơ khu vực phân phối bán lẻ bị lấn át bởi các nhà đầu tư nước ngoài có thể lan rộng sang cả lĩnh vực bán buôn, từ đó gây ảnh hưởng đến sự bảo đảm cân đối ổn định kinh tế vĩ mô chung của toàn bộ mạng lưới sản xuất của nền kinh tế”- Đó là ý kiến của ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ.
Xem thêmCục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, ngày 1/7/2010 Cơ quan phòng vệ thương mại của Ủy Ban châu Âu đã có thư chính thức gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo thuế chống bán phá giá (34,5%) mà cơ quan này đã áp dụng đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam từ 14/7/2005 sẽ được bãi bỏ từ ngày 15/7/2010.Quyết định trên trước hết sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu không phải tiếp tục gánh chịu khoản thuế nhập khẩu cao như trước do không phải chịu phần thuế chống bán phá giá trong giá thành nhập khẩu.
Xem thêmĐã qua thời các nhà xuất khẩu và chế biến gia vị đổ xô tới Kochi, bang Kerala, miền Tây Ấn Độ để mua hạt tiêu, hiện các công ty xuẩt khẩu gia vị Ấn Độ đang bắt đầu phải tìm kiếm nguồn cung hạt tiêu ổn định tại Việt Nam.Sự thay đổi trên thể hiện rõ qua việc công ty chế biến gia vị Bafna có trụ sở tại Kochi đã có một cơ sở chế biến hạt tiêu tại Việt Nam. Đây là công ty thứ 3 của Ấn Độ ở Kochi thiết lập cơ sở chế biến tại Việt Nam nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định cho các khách hàng.
Xem thêmẤn Độ đang thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm vải phục vụ may mặc sang Việt Nam sau khi đã trở thành một trong những nguồn cung cấp sợi cho thị trường này thời gian gần đây.
Xem thêmNgày 1/7, hơn 200 chuyên gia đến từ nhiều nước đã họp tại Hà Nội để thảo luận về các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình hội nhập khu vực, bao gồm hội nhập kinh tế, tryền thông, đào tạo và biến đổi khí hậu.Những chuyên gia trong lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế hay xã hội dân sự đến từ các quốc gia Đông Nam Á sẽ đóng góp tham luận tại hội thảo chuyên đề kéo dài 3 ngày dành cho cựu học viên InWEnt (Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao năng lực quốc tế Đức) khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất.
Xem thêmThái Lan có thể để vuột mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo số 1 vào tay Việt Nam trong thời gian từ nay tới năm 2015, do chi phí sản xuất ở Thái Lan tăng và đồng tiền Việt Nam yếu hơn làm giảm sức cạnh tranh của gạo Thái. Nhận định này do Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan đưa ra.
Xem thêmĐược coi là nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới nhưng khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm thay đổi đáng kể mức tiêu dùng cá nhân của Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu Mỹ không còn giữ vị trí quốc gia tiêu dùng số 1 thế giới nữa thì quốc gia hay vùng lãnh thổ nào sẽ thế chân Hoa Kỳ? Tạp chí Kinh doanh Harvard (HBR) từng đưa ra 2 kịch bản cho thị trường thế giới đến năm 2020 như sau:
Xem thêmHiệp định khung về hợp tác kinh tế (Economic Cooperation Framework Agreement – ECFA) giữa Trung Quốc và Đài Loan, chính thức được ký kết tại Trùng Khánh vào chiều thứ Ba (29-6) vừa qua, đã đưa hai bờ eo biển Đài Loan đến gần nhau nhất trong 60 năm qua, ít nhất là về phương diện kinh tế. Cũng trong buổi chiều 29-6, hai bên đã ký kết thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Xem thêm