Tin tức
153 nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thảo luận công khai lần đầu tiên về giải pháp thay thế cho vòng đàm phán thương mại Doha - hay còn gọi kế hoạch B - vào ngày 28-4 và ngày 29-4 tại trụ sở của WTO ở Geneva (Thụy Sĩ).Các quan chức cấp cao của WTO cho biết kế hoạch B có khả năng sẽ loại bỏ những vấn đề không thể giải quyết trong 10 năm của Doha. Những vấn đề đó bao gồm thỏa thuận về việc cắt giảm thuế quan đối với máy móc, xe ô tô và hàng hóa công nghiệp khác; cùng các khoản thu trên sản phẩm nông nghiệp.
Xem thêmNăm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Xem thêmTheo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, giá hồ tiêu xuất khẩu đang ở mức khá cao, thế nhưng điều đáng tiếc đang xảy ra, đó là năng suất hồ tiêu trong vụ thu hoạch vừa qua đã giảm 40%. Nguyên nhân là do việc chăm sóc không đúng cách. Do giá tiêu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước nên nhiều hộ dân đã tìm mọi cách để nâng cao năng suất cây tiêu lên mức tối đa. Đến nay, các hộ trồng tiêu ở Gia Lai, Bình Phước, Vũng Tàu… xuất hiện nhiều hộ nông dân tạo ra được vườn tiêu năng suất cao, từ 7-10 tấn/ha, thậm chí có vườn đạt trên 10 tấn/ha.
Xem thêmNếu phương án này được phê duyệt, một thỏa thuận thương mại thế giới có thể được đưa ra ngay trong năm nay. Lần đầu tiên, 153 quốc gia thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ thảo luận công khai về một phương án thay thế cho các vòng đàm phán Doha thất bại. Phương án thay thế được gọi là kế hoạch B, sẽ được thảo luận vào hôm nay và ngày mai tại trụ sở WTO. Với phương án này, những vấn đề không giải quyết được trong 10 năm đàm phán Doha có thể sẽ được loại bỏ.
Xem thêmBộ Công Thương cho biết, tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,3 tỷ USD, thấp hơn tháng trước khoảng 150 triệu USD. Nếu tính chung tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong 4 tháng qua đạt gần 26,94 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trung bình mỗi tháng kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,7 tỷ USD/tháng. Đối với các mặt hàng xuất khẩu như cà phê, cao su, sắn và sản phẩm có mức tăng kim ngạch hơn gấp đôi so với năm ngoái; rau quả, hạt tiêu, sắt thép tăng khoảng gấp rưỡi; nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng hai con số…
Xem thêmTại cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp gạo Việt Nam mới đây để thông tin về cơ chế đấu thầu gạo nhập khẩu, đại diện của Công ty quốc tế LG - nhà nhập khẩu gạo của Hàn Quốc cho biết, họ rất quan tâm đến gạo của Việt Nam và mong muốn được đưa gạo Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc. Thông tin từ Hội lương thực nông lâm và nghề cá Hàn Quốc cho biết, năm 2010 gạo Việt Nam đã tham dự đấu thầu nhưng chưa trúng thầu. Năm 2011 kế hoạch nhập khẩu gạo 2011 của Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ tháng 5, trong đó phần nhiều là gạo để chế biến gồm gạo lứt, gạo có độ gãy, gạo nếp.
Xem thêmQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm nữa cho dù vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong báo cáo sáu tháng một lần về triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương công bố ngày 28/4, IMF nhận định châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm nữa, cho dù khu vực này đang đối mặt với những áp lực tiềm tàng và rủi ro, như lạm phát leo thang, bất ổn tại Trung Đông và hiệu ứng tiêu cực từ thảm hoạ động đất, sóng thần ở Nhật Bản.
Xem thêmXuất khẩu cá tra trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng 5% về lượng và 21% về giá trị. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, những khó khăn về nguyên liệu và chi phí sản xuất nói chung nếu không sớm được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu cả năm. Giá thành gần bằng giá bán
Xem thêmTheo những dự báo mới nhất từ thị trường, vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 23% hay 25.000 tấn hạt tiêu trong tổng sản lượng 110.000 tấn mùa vụ năm 2010- 2011. Dự kiến, số lượng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa do nhu cầu trên thị trường thế giới đang ngày một tăng cao. Các nhà nhập khẩu EU và Mỹ hiện đang rất năng động tìm kiếm các nguồn hàng tại Việt Nam.
Xem thêmHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP), bao gồm 9 nền kinh tế của 3 châu lục là Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Australia, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đang trong quá trình đàm phán. TPP hứa hẹn sẽ mang lại bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam với những ưu đãi về thuế suất xuất khẩu. Mỹ là đích nhắm lớn nhất của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may. Tăng thị phần tại Mỹ
Xem thêm