Tin tức
Chính phủ Trung Quốc tạm thời cấm các công ty quốc doanh của nước này tham gia đấu thầu dự án ở Việt Nam, báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông, số ra hôm nay 9-6 cho biết, dựa theo một số nguồn tin ẩn danh từ Trung Quốc lục địa.Phóng viên Keira Lu Huang của báo SCMP nói rằng một quan chức làm việc cho một tập đoàn nhà nước yêu cầu không nêu tên đã nhận được chỉ thị nói trên qua điện thoại từ Bộ Thương mại Trung Quốc. Ba công ty Trung Quốc khác đang thực hiện các gói thầu ở Việt Nam cũng nhận được chỉ thị như vậy, các nguồn tin xác nhận.
Xem thêmGiới chức Canada ngày 4/6 công bố thống kê cho thấy trong tháng Tư, nước này bị nhập siêu 638 triệu USD. Mức tăng bất ngờ này đã chứng minh những quan ngại của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) về khu vực xuất khẩu của nước này. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Canada, kim ngạch xuất khẩu tháng Tư của nước này giảm 1,8%, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 1,4%, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn sau khi đạt mức xuất siêu 766 triệu USD trong tháng Ba.
Xem thêmỦy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phê chuẩn việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các container được thiết kế chứa hàng khô nhập khẩu từ Trung Quốc, mở đường cho Bộ Thương mại Mỹ áp các mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm trên của Trung Quốc trong vài tháng tới. Trong thông báo ngày 6/6, ITC cho biết ủy ban đã bỏ phiếu khẳng định có những bằng chứng xác đáng cho thấy ngành công nghiệp Mỹ đã bị thiệt hại vật chất do nhập khẩu mặt hàng trên.
Xem thêmCác nhà lãnh đạo Nga, Belarus và Kazakhstan ngày 29/5 vừa qua đã ký thỏa thuận thành lập Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2015, sau khi Quốc hội ba nước tham gia thông qua. Thỏa thuận này dự kiến sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại được thiết lập từ khi Nga, Belarus và Kazakhstan có bước đi đầu tiên là thành lập một liên minh hải quan vào năm 2010.
Xem thêmTrong chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se, hai nước đã ký một thỏa thuận bảo hộ và xúc tiến đầu tư song phương. Việc ký kết diễn ra sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Yun Byung-se và người đồng cấp Myanmar U Wunna Maung Lwin tại Nay Pyi Taw, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Xem thêmCăn cứ Điều 14-Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Điều 29-Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11, ngày 06 tháng 6 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức buổi tham vấn trong vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan tại trụ sở của Cục Quản lý cạnh tranh, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xem thêmBộ trưởng Bộ Thương mại Australia Andrew Robb tuyên bố hoạt động đầu tư và xuất khẩu của Australia sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc để tăng trưởng. Hiện giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 151 tỷ AUD.
Xem thêmHiệp hội ngành công nghiệp cá ngừ Thái Lan (TTIA) dự kiến XK cá ngừ sẽ tăng 7% trong năm 2014, trong khi kêu gọi chính phủ tăng cường đàm phán với Liên minh Châu Âu để tăng khả năng cạnh tranh trong XK. TTIA cho rằng chính phủ cần phải thúc đẩy thỏa thuận nhằm đẩy mạnh XK. Vì ngành cá ngừ là một trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. XK cá ngừ sẽ đẩy mạnh hơn nếu thuế suất sang EU thấp hơn hiện nay vì đây là một trong những thị trường XK cá ngừ chính của Thái Lan.
Xem thêm5 tháng đầu năm 2014 có 11 lô tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng của EU và Nhật Bản phát hiện có kháng sinh Oxytetraxycline (OTC) vượt mức giới hạn cho phép. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.
Xem thêmSự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định WTO, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập.
Xem thêm