Tin tức
Tình hình đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm 2014, trong đó Singapore là quốc gia dẫn đầu. Thông tin này được ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore 2014.
Xem thêmTheo số liệu của Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường trong 4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất các loại hàng hóa sang Indonesia với kim ngạch 854 triệu USD. Nhiều DN đang tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang thị trường này.
Xem thêmĐây là thời điểm thích hợp để DN Ba Lan vươn tới các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, bà Katarzyna Kacperczyk- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan nhấn mạnh tại diễn đàn kinh doanh Việt Nam- Ba Lan diễn ra sáng nay (13/6) tại TP HCM.
Xem thêmMuốn tận dụng hiệu quả cơ hội từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để mở rộng thị phần và quy mô xuất khẩu hàng may mặc, doanh nghiệp (DN) dệt may nội địa cần chủ động từ khâu nguyên liệu. CôngThương - Lợi ích không nhỏ Dệt may là ngành có thể thu được lợi ích lớn nếu TPP được ký kết, bởi khoảng 60% thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường TTP. Đặc biệt, trong đó có Hoa Kỳ - thị trường chủ lực xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 9 tỷ USD trong năm 2013.
Xem thêmVới quy mô thị trường 1,1 tỷ người, có nhu cầu nhập khẩu phần lớn các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, châu Phi đang được xem là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đại diện Vụ Thị trường Trung Đông, Châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, kinh tế của các nước châu Phi tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua. Một số nước có tiềm lực kinh tế khá lớn, nguồn dự trữ ngoại tệ cao nhờ vào việc xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản.
Xem thêmTrao đổi với phóng viên đài truyền hình Đồng Nai trong một cuộc phỏng vấn mới đây qua điện thoại, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chỉ ra nhiều bài học và hướng đi trong việc hạn chế sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc.
(TBKTSG) - Nền kinh tế của chúng ta đang bị phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào, tác động và cần điều chỉnh chính sách ra sao, đặt trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước liên quan chủ quyền biển đảo hiện nay? TBKTSG trao đổi với ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), và bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Xem thêm(TBKTSG) - Nhiệm vụ kinh tế đã đột ngột trở nên nặng nề và khó khăn hơn, nước ta đang vừa phải nỗ lực bảo vệ chủ quyền trên biển, vừa phải chuẩn bị cho những phương án xấu hơn có thể xảy ra trong quan hệ với Trung Quốc. Rất mong kỳ họp Quốc hội từ ngày 20-5 này kịp thời phân tích tình hình, có quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chi tiêu ngân sách thích hợp ở tất cả các ngành, các cấp.
Xem thêm(TBKTSG) - Các trưởng đoàn và các chuyên gia chủ chốt từ 12 thành viên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa gặp nhau tại TPHCM để họp kín, bàn về những vấn đề còn vướng mắc. Nội dung mở cửa thị trường dịch vụ và hàng hóa được bàn thảo dài ngày nhất, còn những vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, đầu tư, môi trường, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), quy tắc xuất xứ trong dệt may, dịch vụ tài chính... cũng được bàn tới, nhằm chuẩn bị cho cuộc đàm phán tại Singapore một tuần sau đó.
Xem thêmNhững ngày đầu tháng 5 này, cả Việt Nam phẫn nộ, sôi sục trước sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu và máy bay hộ tống vào vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Bầu không khí nóng lên từng ngày với những diễn biến mỗi lúc mỗi nguy hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Thêm nữa, đã bắt đầu xuất hiện những lo ngại về những hành động trả đũa ngược mà Trung Quốc có thể thực hiện với Việt Nam trên mặt trận kinh tế.
Xem thêm