Tin tức
Việc Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á - Âu cuối tuần qua đã nâng tổng số FTA mà Việt Nam đã tham gia lên con số 10. Số các FTA song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam tham gia sẽ lên 15 khi 5 FTA dự kiến được ký kết trong năm nay. Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính sách thương mại quốc tế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), cho biết việc hội nhập sâu rộng sắp tới đòi hỏi cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận mới để tận dụng cơ hội.
Xem thêm(TBKTSG Online) – Mặc dù không còn nhiều công cụ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa do các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng Việt Nam dường như cũng chưa tận dụng hiệu quả các công cụ này. Tại hội thảo “Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại gì sau các FTA?” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng tổ chức phi chính phủ ActionAid tổ chức tại TPHCM hôm 1-6, một số diễn giả cho rằng công cụ thuế và các chính sách trợ cấp để hỗ trợ sản xuất nội địa đã không được sử dụng hiệu quả.
Xem thêmTheo THX, ngày 1/6, Trung Quốc và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Xét về khối lượng thương mại, đây là thỏa thuận FTA song phương lớn nhất đối với Bắc Kinh. Theo FTA trên, Hàn Quốc sẽ dỡ bỏ các hàng rào thuế quan đối với 92% sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trong vòng 20 năm, trong khi Bắc Kinh sẽ miễn thuế cho 91% các loại hàng hóa của Hàn Quốc.
Xem thêmBộ trưởng thương mại của các nước trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã hủy cuộc gặp dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến 28-5 bên lề hội nghị APEC, sau khi Washington không thể chốt được quyền đàm phán nhanh (TPA) dù đã vượt qua thượng viện. Trước đó đã có rất nhiều hi vọng các nghị sĩ ở Washington chốt được TPA và TPP có thể kết thúc ngay tại cuộc họp dự định ở Manila này của các bộ trưởng. Các nhà đàm phán khi trả lời báo chí đã thẳng thắn nói họ không thể đưa ra những nhượng bộ chính trị một khi chưa chắc chắn có TPA của Mỹ trong tay.
Xem thêmCác Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam từ tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế quyền của Chính phủ được thực hiện những chính sách hỗ trợ ngành sản xuất trong nước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đây là nội dung được quan tâm tại Hội thảo "Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại gì sau các FTA" được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/6.
Xem thêm(HNM) - Chính thức khởi động tại Hà Nội vào tháng 3-2013, sau hơn 2 năm đàm phán và hoàn tất các thủ tục, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu vừa được ký kết, mở ra cơ hội lớn cho các bên liên quan. Theo đó, 90% dòng thuế và 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của các bên sẽ được mở cửa và tự do hóa. Ước tính, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ tăng từ 4 tỷ USD (năm 2014) lên mức 10-12 tỷ USD vào năm 2020.
Xem thêmTheo Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc. Song để làm được điều này, DN Việt Nam phải vượt qua nhiều rào cản. Thị trường khó tính
Xem thêmTiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trong một bước chuyển lớn hướng tới sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay như mục tiêu đề ra. Với sự ra đời của AEC, cơ hội phát triển của ngành công nghiệp ôtô khu vực đến từ một sân chơi bình đẳng hơn và cùng với sự cạnh tranh lớn hơn giữa các quốc gia, các nhà sản xuất, dù còn có những trở ngại cho sự phát triển của ngành này.
Xem thêmPhác họa lại bức tranh của kinh tế thế giới và Việt Nam với nhiều mảng màu đan xen, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 đã có những cái nhìn cụ thể khi nhận định về kinh tế Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên, thận trọng trong con đường tăng trưởng vẫn là hướng đi được đề xuất cho Việt Nam trong năm tới.
Xem thêmTrong khuôn khổ cuộc gặp hàng năm giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do song phương vốn đã bị đình trệ trong thời gian dài do những bất đồng về thuế quan và các rào cản thương mại.
Xem thêm