Tin tức

Tin tức

Giảm thời gian nộp thuế từ trên 500 giờ xuống 167 giờ một năm, thủ tục đăng ký kinh doanh còn tối đa 5 ngày... là những nỗ lực của Việt Nam trong cải cách môi trường đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn bên ngoài, theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.

Xem thêm

Đánh giá về những “được” và “mất” của các DN Việt khi gia nhập WTO, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng được cũng nhiều nhưng mất cũng không ít. Nguyên nhân rất rõ ràng và đáng buồn: chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cả về “thế” và “lực”. Vì vậy, cơ hội đến thì không thể nắm bắt không hết mà nguy cơ thì khó tránh. Theo các chuyên gia, kinh tế VN chỉ còn một cơ hội cuối cùng để có thể bứt phá, đó là gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nếu lần này vẫn tiếp tục thiếu sự chuẩn bị đầy đủ các DN Việt sẽ gặp nhiều thách thức. Được và mất

Xem thêm

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, cơ quan này đang tiến hành soạn thảo Thông tư ban hành Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sẽ về 0% theo lộ trình từ 7 đến 10 năm. Dự kiến Thông tư này sẽ được ký ban hành vào giữa tháng 11-2015 và có hiệu lực từ 1-1-2016. Cơ bản biểu thuế này sẽ bám sát những nội dung hai nước đã cam kết trong Hiệp định.

Xem thêm

Ngày 24/5, phát biểu tại Diễn đàn lãnh đạo ASEAN được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông CY Leung cho biết ông mong muốn kết thúc thành công các vòng đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) Hồng Kông-ASEAN vào cuối năm nay.

Xem thêm

Ngày 23/5, các bộ trưởng thương mại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu nhóm họp tại đảo Boracay thuộc tỉnh Aklan, miền Trung Philippines, với mục tiêu thúc đẩy nỗ lực thành lập một khu vực thương mại tự do và tăng cường hội nhập khu vực.  Trong hai ngày diễn ra hội nghị, các bộ trưởng thương mại của 21 nền kinh tế thành viên APEC sẽ tìm kiếm sự nhất trí về quá trình hiện thực hóa Khu vực Thương mại Tự do của châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). 

Xem thêm

Trong hiệp định thương mại tự do, phía Hàn Quốc tuyệt nhiên không đưa gạo vào đàm phán bởi mặt hàng này luôn có những bảo hộ khá cao. Ngoài những mặt hàng nông sản nhạy cảm kể trên, có hai mặt hàng được Hàn Quốc liệt vào nhóm “bất khả xâm phạm”, tuyệt nhiên không đưa vào đàm phán trong giai đoạn hội nhập này. Nguyên nhân là vì các nước phát triển công nghiệp như Hàn Quốc rất chú trọng đến việc bảo hộ nền nông nghiệp nước nhà vì việc bảo hộ ngành này không chỉ liên quan đến kinh tế, mà còn liên quan đến chính trị.

Xem thêm

Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin về việc Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội (Cold Rolled Stainless Steel) nhập khẩu từ Đài Loan, Phần Lan, Pháp, Hồng Kông Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.

Xem thêm

Các phiên đàm phán FTA của Việt Nam với Hàn Quốc về ôtô, điện tử, dệt may tương đối trơn tru, thì riêng với sản phẩm gạo, tỏi lại rất căng thẳng.  Tại Hàn Quốc, kim chi là biểu tượng ẩm thực và gần như không vắng mặt trong các bữa ăn của người dân. Chính phủ Hàn Quốc cũng rất coi trọng nguyên liệu làm nên món ăn này và luôn nhạy cảm với các sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài. Do đó, cũng dễ hiểu khi thuế suất nhập khẩu tỏi bị đánh rất cao, có thể lên tới 360%.

Xem thêm

Theo đại diện Bộ Công thương, cam kết cụ thể của Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông, thuỷ sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới...

Xem thêm

Việt Nam-Hàn Quốc đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA) hồi đầu tháng Năm, nội dung đàm phán được giới chuyên gia đánh giá là cao hơn, mở cửa sâu và rộng hơn so Hiệp định khu vực Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc(AKFTA) trước đó.  Thị trường thế mạnh

Xem thêm