Tin tức
Theo lộ trình cam kết ASEAN, từ nay đến 2018 Việt Nam sẽ cắt giảm nhiều dòng thuế về mức 0%. Theo đánh giá, ngành mía đường có thể sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 có hiệu lực sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập sâu rộng, toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với các nước thành viên. Cắt giảm, xóa bỏ thuế
Xem thêmThủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo nước này và Trung Quốc đang xem xét để nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa hai nước trong thời gian tới. Phát biểu tại diễn đàn toàn cầu “Tương lai Trung Quốc” diễn ra trong hai ngày 21-22/7 tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh FTA đã được hai nước ký kết từ năm 2008 và hiện vẫn “giậm chân tại chỗ” trong bối cảnh thế giới đang thay đổi. Vì vậy, việc cần thiết hiện nay là phải xây dựng một FTA mới, hoàn thiện và toàn diện hơn.
Xem thêmHãng thông tấn PTI ngày 22/7 đưa tin, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ nối lại tiến trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sau hơn hai năm gián đoạn. Theo dự kiến, Trưởng đoàn đàm phán EU Ignacio Garcia Bercero sẽ đến New Delhi ngày 28/8 để gặp Trưởng đoàn đàm phán thương mại Ấn Độ JS Deepak trong một cuộc đàm phán chính thức về FTA kể từ khi tiến trình này bị gián đoạn hồi tháng 5/2013.
Xem thêmTrong năm 2015, Úc đã đưa ra một số chính sách về kinh tế, cụ thể như sau:
Xem thêmChính sách thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ năm 2009 đến 2026 đang bước vào giai đoạn mới 2015-2019, hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng kèm theo không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt.
Xem thêmVOV.VN -Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam đi đầu trong ASEAN về hoàn thành các cam kết kinh tế.
Xem thêmSắp tới khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% theo lộ trình cam kết trong ASEAN rất có thể Toyota cũng rút và không đầu tư vào Việt Nam nữa. Ông Nguyễn Sơn - Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) cho biết, với những lĩnh vực mà Việt Nam áp thuế cao, Nhật Bản lại “khai thác” để đầu tư vào. Dẫn chứng, trước đây với mặt hàng ti vi, Việt Nam áp thuế suất rất cao tới 40%, nên hãng sản xuất điện tử hàng đầu của Nhật Bản – Sony đã đầu tư nhà máy vào Việt Nam để tận dụng lợi thế này.
Xem thêmHiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết cuối tháng 5 vừa qua dự kiến mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc trong thời gian tới, tuy nhiên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, để có thể tận dụng triệt để cơ hội này, các doanh nghiệp cần hết sức chủ động. Theo VASEP, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nên truy cập vào các trang web về biểu thuế, thuế suất các mặt hàng cùng với mã HS tương ứng của Hàn Quốc để có được những thông tin chính xác về những ưu đãi trong Hiệp định VKFTA.
Xem thêmTheo một báo cáo nghiên cứu của nhóm các học giả Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Đông - Tây (East - West Center) và hợp tác với Viện Kinh tế quốc tế Peterson cập nhật tháng 2-2015, VN là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nghiên cứu này dự báo ngành dệt may và da giày của VN sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 165 tỉ USD vào năm 2025 nhờ TPP, so với con số 113 tỉ USD nếu không có TPP. Đầu tư và môi trường, lựa chọn sao đây?
Xem thêmCác nhà đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cuối tuần qua đã nhất trí mở rộng danh sách các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế quan. Các đại diện tham gia đàm phán cho biết, 54 quốc gia đã đạt được một thỏa thuận dự kiến nhằm mở rộng miễn thuế quan đối với khoảng 200 sản phẩm công nghệ thông tin. Danh sách các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế này có giá trị thương mại hằng năm khoảng một nghìn tỷ USD.
Xem thêm