Tin tức
Theo Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI), Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Hiệp định, được ký kết hồi tháng 4/2014 nhân chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, sẽ thúc đẩy thương mại song phương giữa hai nước và tăng cường liên kết kinh tế lâu dài.
Xem thêmTheo đó, bên cạnh những nỗ lực hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, Việt Nam vẫn đang tích cực tham gia đàm phán một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây chính là cuộc đua nhằm đạt được các tiểu chuẩn FTA tốt hơn để đạt được những chuỗi giá trị to lớn. Thị trường rộng lớn
Xem thêmPhóng viên TTXVN tại Bỉ dẫn lời một số quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cho biết hai bên đang đẩy nhanh tốc độ đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) sau một thời gian dài trì hoãn.
Xem thêmCâu chuyện ngành cà phê Việt “đem chuông đi đánh xứ người” sẽ bớt “nhọc nhằn” hơn khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực. Nhưng cũng lại mở ra câu chuyện khác đó là làm sao để các doanh nghiệp (DN) tận dụng được cơ hội “vàng” này. Thị trường sẽ “rộng cửa” Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 93 - 95% tổng sản lượng cà phê đi 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó châu Âu và Hoa Kỳ là 2 thị trường lớn nhất.
Xem thêmCuối năm nay, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với đó, một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký và đang chuẩn bị ký kết như FTA với Liên minh Châu Âu (EU), TPP... đang mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam. Nhưng để bước qua được cánh cửa này, nông sản Việt còn phải nỗ lực rất nhiều. Lợi thế về xuất khẩu
Xem thêm(Chinhphu.vn) - Hội nhập kinh tế quốc tế là “con đường Việt Nam phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế”. Đây là nội dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1054/TTg-KTTH ngày 14/7.
Xem thêmSau 5 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tăng 69,66% so với cùng kỳ năm 2014. Số liệu thống kê từ Ban Chính sách Thương mại-Hội nhập quốc tế - Truyền thông thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho thấy, cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường TPP chiếm 66,8% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may sau 5 tháng đầu năm 2015.
Xem thêmChính phủ Úc vừa quyết định đóng góp 1 triệu đô la Úc (tương đương 715.843 franc Thuỵ Sỹ) cho Trung tâm về tạo thuận lợi thương mại của WTO nhằm hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO. Trung tâm đã đi vào hoạt động từ tháng 11 năm ngoái khi Đại hội đồng thông qua Hiệp định TFA và lồng ghép Hiệp định mới này vào khuôn khổ pháp lý của WTO. Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hai phần ba các nước thành viên WTO hoàn tất thủ tục phê duyệt nội bộ.
Xem thêm(NDH) Ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương nhận định trong RCEP quy định xuất xứ đơn giản hơn và tự do hơn so với các hiệp đinh kinh tế khác. Đồng thời, hai bên hứa cam kết kết nhiều hơn đối với tự do hàng hoá, dịch vụ đầu tư. Ngày 17/7, Hội thảo công bố báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam đã phân tích những khó khăn, thách thức của Việt Nam khi tham gia vào RCEP. Tiếp cận thị trường 3,4 tỷ dân, nông sản, dệt may, thuỷ sản-dịch vụ hưởng lợi lớn
Xem thêmBộ Thương mại Mỹ ngày 16/7 cho biết cơ quan này bắt đầu tiến hành điều tra thuế chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm chất làm lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc. Các sản phẩm trong diện điều tra gồm hợp chất hydrofluorocarbon (HFC) rắn và ba hợp chất đơn hydrofluorocarbon. Những hợp chất này được sử dụng cho bộ phận làm lạnh trong điều hòa nhiệt độ thông thường cũng như chất làm lạnh.
Xem thêm