Tin tức

Tin tức

Ông Jean Jacques Bouf let- Trưởng phòng Thương mại và kinh tế, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam- cho hay, tăng trưởng xanh, kinh doanh bền vững là một chương quan trọng trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU. Thâm nhập vào thị trường rộng lớn EU được xác định là thị trường lớn của hàng nông sản Việt Nam, trong đó cà phê, thủy sản, gỗ, phụ phẩm gỗ là các mặt hàng chủ lực mà nông sản Việt Nam xuất sang EU.

Xem thêm

Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tham gia những cuộc đàm phán hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử hy vọng sẽ có được những đề xuất vào tháng 1/2014 để thu hẹp những khác biệt về hệ thống các quy định và nguyên tắc. Những sự khác biệt về quan điểm giữa EU và Mỹ khá đa dạng, từ thực phẩm và an toàn hàng không đến các tiêu chuẩn về ôtô điện hoặc quy định đối với dịch vụ tài chính.

Xem thêm

Ngoài Indonesia, EU đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận tương tự với các nước Đông Nam Á khác là Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 30/9, Liên minh châu Âu (EU) và Indonesia đã chính thức ký kết thỏa thuận cấm buôn lậu gỗ. Indonesia là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho EU và là quốc gia châu Á đầu tiên ký kết văn bản này.

Xem thêm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu tôm đón nhận thông tin tích cực từ thị trường Mỹ. Đó là việc Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về áp mức thuế chống trợ cấp ở mức rất cao, từ 1,15% - 7,88% lên các DN sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cần tỉnh táo

Xem thêm

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cần thiết và có lợi cho các nước tham gia đàm phán, góp phần tích cực cho việc phát triển quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngay sau khi tới Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ, trưa 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman.

Xem thêm

Theo Quy chế GSP mới của EU, chỉ có 89 nước được hưởng ưu đãi GSP của EU với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi tăng lên từ ngày 1/1/2014 thay vì 176 nước như hiện nay. Trong đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ GSP mới này. Cửa rộng cũng thêm thách thức

Xem thêm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Đức tăng trưởng gần 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khai thác thị trường này. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong khi người tiêu dùng ở nhiều nước Châu Âu khác phải cắt giảm chi tiêu để chống đỡ với cuộc khủng hoảng kinh tế thì người dân Đức vẫn tiếp tục tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao.

Xem thêm

Ngành công nghiệp đồ hộp và cá ngừ của Liên mình Châu Âu (EU), đặc biệt là của Galicia, cảm thấy lo ngại về khả năng các sản phẩm cá ngừ của Philippines có thể đạt được mức thuế thuận lợi khi XK sang EU. Hiện tại, ngành cá ngừ Châu Âu cho rằng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan và Papua New Guinea được miễn thuế là mối đe dọa. Việc Philippines cố gắng tham gia vào Hệ thống Ưu đãi Thuế quan phổ cập mới (GSP+) do EU đề xướng  nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển sẽ làm tăng thêm mối đe dọa này.

Xem thêm

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định TPP) cơ hội xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0% đến gần, tạo điều kiện cho ngành da giầy tăng trưởng xuất khẩu .

Xem thêm

Đối với EU, ASEAN là một đối tác thương mại lớn mạnh và có giá trị. Trong hai năm vừa qua, trao đổi thương mại giữa hai khối đã tăng 39,5% trong khi trao đổi dịch vụ tăng 27%. EU là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm của các nước ASEAN, còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU. Xét về đầu tư, EU là nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực ASEAN.

Xem thêm