Tin tức

Tin tức

Ngày 1/10, tại Bộ Công Thương diễn ra Hội thảo Giới thiệu hệ thống SPS tại các nước thuộc Khối Thương mại tự do Châu Âu (EFTA), nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu sang thị trường này.

Xem thêm

Từ đầu năm 2013 đến nay, ASEAN đã trở thành thị trường nhập khẩu (NK) cá ngừ lớn thứ 4 sau Mỹ, EU và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2013, NK cá ngừ của các nước ASEAN từ Việt Nam đạt 20,798 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu mặt hàng cá ngừ xuất khẩu (XK) sang các nước ASEAN, cá ngừ chế biến khác (thuộc mã HS16, trừ cá ngừ đóng hộp) là sản phẩm có giá trị XK lớn nhất, chiếm hơn 51% tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam 7 tháng đầu năm nay. 

Xem thêm

Nga bắt đầu giảm thuế quan xuất nhập khẩu phần lớn sản phẩm cá và thủy sản theo nghĩa vụ thỏa thuận khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, Chính phủ Nga vẫn hy vọng thắt chặt kiểm soát giá thông qua việc thành lập một trung tâm chuyên trách về giám sát giá thủy sản toàn cầu và điều chỉnh thuế quan dựa trên giá trị thực, thay vì giá trị NK trên danh nghĩa.

Xem thêm

Ngày 30/9, tại Tokyo, các quan chức Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu tiến hành vòng 2 đàm phán tự do thương mại về ngành chế tạo ôtô và những rào cản thương mại trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong vòng đàm phán kéo dài 2 ngày này, đại diện hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề liên quan đến ngành sản xuất ô tô và hàng rào phi thuế quan trong chín khu vực như bảo hiểm, tài sản trí tuệ và đầu tư.

Xem thêm

Ông Jean Jacques Bouf let- Trưởng phòng Thương mại và kinh tế, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam- cho hay, tăng trưởng xanh, kinh doanh bền vững là một chương quan trọng trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU. Thâm nhập vào thị trường rộng lớn EU được xác định là thị trường lớn của hàng nông sản Việt Nam, trong đó cà phê, thủy sản, gỗ, phụ phẩm gỗ là các mặt hàng chủ lực mà nông sản Việt Nam xuất sang EU.

Xem thêm

Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tham gia những cuộc đàm phán hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử hy vọng sẽ có được những đề xuất vào tháng 1/2014 để thu hẹp những khác biệt về hệ thống các quy định và nguyên tắc. Những sự khác biệt về quan điểm giữa EU và Mỹ khá đa dạng, từ thực phẩm và an toàn hàng không đến các tiêu chuẩn về ôtô điện hoặc quy định đối với dịch vụ tài chính.

Xem thêm

Ngoài Indonesia, EU đang đàm phán để đạt được một thỏa thuận tương tự với các nước Đông Nam Á khác là Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 30/9, Liên minh châu Âu (EU) và Indonesia đã chính thức ký kết thỏa thuận cấm buôn lậu gỗ. Indonesia là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho EU và là quốc gia châu Á đầu tiên ký kết văn bản này.

Xem thêm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu tôm đón nhận thông tin tích cực từ thị trường Mỹ. Đó là việc Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã phủ quyết quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về áp mức thuế chống trợ cấp ở mức rất cao, từ 1,15% - 7,88% lên các DN sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cần tỉnh táo

Xem thêm

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cần thiết và có lợi cho các nước tham gia đàm phán, góp phần tích cực cho việc phát triển quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngay sau khi tới Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ, trưa 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman.

Xem thêm

Theo Quy chế GSP mới của EU, chỉ có 89 nước được hưởng ưu đãi GSP của EU với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi tăng lên từ ngày 1/1/2014 thay vì 176 nước như hiện nay. Trong đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ GSP mới này. Cửa rộng cũng thêm thách thức

Xem thêm