Diễn đàn
Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Thời gian: Thứ Sáu ngày 30/8/2019
Địa điểm: Số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Đơn vị tổ chức: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Bộ Công Thương
Nội dung: Có 5 bài trình bày chính
I. CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP KỂ TỪ KHI HIỆP ĐỊNH NÀY CÓ HIỆU LỰC TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau 7 tháng thực thi CPTPP trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương
Nội dung:
- Tập trung đánh giá tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu chung và một số ngành hàng tiềm năng phát triển từ Việt Nam sang các thị trường CPTPP đã có hiệu lực, đặc biệt là các thị trường ta lần đầu tiên có FTA như Ca-na-đa, Mê-hi-cô và các thị trường đã có FTA như Nhật Bản, Xinh-ga-po, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân cũng như việc nhập khẩu từ các thị trường này, từ đó nêu bật cơ hội và thách thức của CPTPP kể từ khi có hiệu lực đối với các doanh nghiệp là gì;
- Đánh giá những hành động Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã làm trong 7 tháng qua về góc độ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, về quy tắc xuất xứ, v.v..; tuyên truyền phổ biến, cung cấp thông tin thông qua website, hội nghị, hội thảo và tập huấn, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp và định hướng trong thời gian tới;
2. Tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hiện nay gồm: Nguyên nhân, hiện tượng và khả năng diễn biến tiếp theo
Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Nội dung:
- Đánh giá tác động của diễn biến căng thẳng này đối với Việt Nam, đặc biệt là đánh giá tác động đến việc tận dụng cơ hội của Việt Nam qua Hiệp định CPTPP. Cần phải làm rõ được là làm tăng hay làm giảm lợi ích của Việt Nam về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Đề xuất quan điểm chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế tổn thất từ CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng gay gắt, v.v..
- Chính phủ nên chuẩn bị gì để đón đầu cơ hội, tận dụng lợi ích từ CPTPP mang lại trong bối cảnh này?
3. Thuận lợi và khó khăn đối với cộng đồng Doanh nghiệp kể từ khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung
Chuyên gia TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Trưởng Ban thuộc Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Nội dung:
- Đưa ra nhận xét, đánh giá về nhưng thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi CPTPP có hiệu lực.
- Đưa ra nhưng tình huống, ví dụ minh họa cụ thể cho các trường hợp.
- Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ và đưa ra các cảnh báo đối với cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ.
II. CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH CPTPP TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
4. Thực trạng và những vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước CPTPP và Hoa Kỳ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
Nội dung:
- Đưa ra những câu chuyện thực tế trong quá trình thông quan hàng hóa xuất khẩu kể từ khi xảy ra Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định CPTPP có hiệu lực, đặc biệt là vấn đề gian luận xuất xứ hàng hóa;
- Những giải pháp mà Bộ Tài chính (TCHQ) đã và đang thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn cho Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước CPTPP và Hoa Kỳ trước mắt và lâu dài;
- Những vấn đề cần lưu ý đối với Chính phủ/Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước CPTPP và Hoa Kỳ trước mắt và lâu dài.
5. Thực trạng và những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tận dụng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi của CPTPP trong bối cảnh chiến tranh tranh thương mại Mỹ - Trung trong một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương
Nội dung:
- Điểm lại những quy định mới nhất về QTXX mà Bộ CT mới ban hành để hướng dẫn thực hiện HĐ CPTPP.
- Nếu một số vướng mắc, khó khăn thực tế doanh nghiệp hay cơ quan chức năng gặp phải.
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn đề chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa “đội lốt” hàng Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ hoặc hưởng ưu đãi từ CPTPP;
- Những khó khăn của Bộ Công Thương (Cục XNK) trong việc phòng chống thực tế nhiều mặt hàng được chuyển vào Việt Nam và “đội lốt” hàng Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ hoặc hưởng ưu đãi từ CPTPP;
- Những vấn đề cần lưu ý đối với Chính phủ/Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước CPTPP và Hoa Kỳ trước mắt và lâu dài.
Tài liệu Diễn đàn được đính kèm dưới đây:
- Hội thảo: Khai thác các FTA nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản
- Hội thảo: Thỏa thuận Xanh EU và Tác động tới xuất khẩu Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết
- Hội thảo: Thực thi hiệu quả cam kết thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện các FTA
- Webinar “Những lợi ích từ EVFTA: Sử dụng Dịch vụ của Brussels để tiếp cận Thị trường Châu Âu”
- Hội thảo “Kết quả đánh giá tác động của CBAM của EU và khuyến nghị đối với Việt Nam”