Tin tức
Nước Anh toàn cầu đã trở nên hiện thực khi Chính phủ Anh đã hướng ra Thái Bình Dương với những dấu hiệu tiến bộ về thương mại. Ngày 01/2, Vương quốc Anh chính thức nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Động thái này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Anh, thay vì tập trung chủ yếu vào châu Âu, nước Anh đang hướng tới việc tương tác với thế giới rộng lớn một lần nữa.
Xem thêmVương quốc Anh đang đẩy nhanh tiến độ xin gia nhập khu vực thương mại tự do bao gồm 11 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương, theo kế hoạch hậu Brexit của nước này. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - hay CPTPP bao phủ một thị trường khoảng 500 triệu người, tạo ra hơn 13% thu nhập của thế giới.
Xem thêmNgày 26/1, Tiểu ban Các hiệp định quốc tế của Hạ viện Anh đã đưa ra điều trần mới về khả năng Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hiệp định giữa 11 quốc gia bao gồm 4 quốc gia ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam (trong đó Vương quốc Anh đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương với Singapore và Việt Nam), ngoài ra còn có Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Chile, Mexico và Peru.
Xem thêmNhật Bản đang đứng trước nhiều thách thức khi đảm nhận vai trò Chủ tịch CPTPP năm nay.
Xem thêmNgày 14/1, theo Thượng nghị sĩ Australia Eric Abetz, EU đã được đã mời tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - khu vực thương mại tự do với 11 quốc gia mà Vương quốc Anh đang mong muốn tham gia. Trong 48 năm qua, tư cách thành viên EU đã hạn chế khả năng của Anh trong việc đưa ra quyết định và thiết lập chính sách của riêng mình.
Xem thêmNgày 11/01, Cố vấn Chính phủ Anh Shanker Singham thông báo rằng, Vương quốc Anh sẽ gửi thư cho New Zealand (nước lưu chiểu của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP) về yêu cầu chính thức bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP trong vòng vài tháng.
Xem thêmCPTPP sẽ góp phần giúp Hàn Quốc giảm các rào cản thương mại khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể gia tăng do bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Xem thêmXuất khẩu hàng hóa sang 3 thị trường châu Mỹ trong CPTPP là Mexico, Chile và Peru có mức tăng mạnh nhất trong khối, nhưng giá trị tuyệt đối còn khiêm tốn.
Xem thêmNhằm cung cấp thông tin về các thị trường Mexico, Chile, Peru, cơ hội, mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu, cũng như hỗ trợ và định hướng cho doanh nghiệp cách tiếp cận thị trường này, ngày 21/12/2020, tại Hà Nội, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với ba nước Mexico, Chile và Peru tận dụng ưu đãi của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Xem thêmVương quốc Anh và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán một Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, chỉ vài tuần trước khi Anh kết thúc quá trình chuyển đổi ra khỏi Liên minh châu Âu. Hiệp định này cũng đảm bảo Anh không mất quyền tiếp cận với các ưu đãi thuế quan tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.
Xem thêm