Tin tức

EU được mời tham gia CPTPP sau “giấc mơ Brexit” của Anh

15/01/2021    173

Ngày 14/1, theo Thượng nghị sĩ Australia Eric Abetz, EU đã được đã mời tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - khu vực thương mại tự do với 11 quốc gia mà Vương quốc Anh đang mong muốn tham gia. Trong 48 năm qua, tư cách thành viên EU đã hạn chế khả năng của Anh trong việc đưa ra quyết định và thiết lập chính sách của riêng mình.

Tuy nhiên, vào ngày 1/1/2021, quốc gia này cuối cùng đã giành lại độc lập trong việc quyết định “số phận” của mình. Thời kỳ chuyển tiếp Brexit đã kết thúc, mở ra một chương mới cho lịch sử nước Anh với hy vọng sẽ chứng kiến sự trở lại của một “quốc gia tự do thương mại toàn cầu”.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss đã dành phần lớn thời gian của năm 2020 để đàm phán các thỏa thuận thương mại với một số quốc gia trên thế giới. Vào tháng 12/2020, các thỏa thuận với Canada, Kenya, Singapore, Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland đã được hoàn tất, để thực hiện tổng cộng hơn 50 thỏa thuận thương mại như vậy, bao gồm cả Nhật Bản, Mexico, Canada, Singapore, Việt Nam và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, như bà Truss cho biết, một số thỏa thuận trong số này là "một phần của đầu tư chiến lược rộng lớn hơn nhiều cho Vương quốc Anh", đưa Anh tiến gần hơn đến việc tham gia CPTPP, một thỏa thuận thương mại khu vực.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao liên kết các nước Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Mexico, Malaysia, Peru, Chile và Brunei; bao phủ gần 14% nền kinh tế toàn cầu và là trọng tâm trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ thời Tổng thống Barack Obama. Sau đó, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định ngay sau khi bước vào Nhà Trắng nhưng với việc đảng viên Dân chủ Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, mọi thứ có thể thay đổi.

Thượng nghị sĩ Đảng Tự do Australia Eric Abetz đã mời EU tham gia CPTPP và cho rằng các nước thành viên sẽ ủng hộ nếu đó là lợi ích chung cho tất cả mọi người. Cố vấn thương mại của Chính phủ Anh Shanker Singham cũng đã lặp lại những tuyên bố của Thượng nghị sĩ Abetz, nhưng giải thích lý do tại sao Brussels không thể tham gia trước mắt. Ông Singham cho rằng, "cuộc chơi” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là điều chắc chắn. Với cách tiếp cận của EU về nông nghiệp và các tiêu chuẩn, ông Singham cho rằng khối liên minh khó có thể gia nhập hiệp định.

Điều này không có nghĩa là họ không thể thay đổi cách tiếp cận của mình. Các chuyên gia cũng hy vọng bộ phận thương mại của EU đang cố gắng tìm ra những gì cần thay đổi để trở thành một thành viên gia nhập. Việc EU trở thành thành viên đối với CPTPP sẽ không phải là điểm hấp dẫn nếu xảy ra sau khi Anh gia nhập hiệp định, vì trong 5 năm qua, London đã cố gắng rất nhiều để tách khỏi Brussels.

Nhà quan sát chính sách thương mại Alan Winters tại Đại học Sussex cho rằng, khối EU thực sự có thể quyết định tham gia CPTPP sau Anh và Mỹ, khi đối diện một tổ chức thương mại lớn và cạnh tranh ngay trước cửa mắt. EU có thỏa thuận với khá nhiều nước trong CPTPP, nhưng không phải tất cả, chẳng hạn, sẽ khiến EU khó ký kết các thỏa thuận với các nước như Australia, nếu Anh và Mỹ cùng tham gia. Nhưng điều EU lo lắng là có một số lĩnh vực mà CPTPP có những quy định mà các thành viên chấp nhận, và thương mại kỹ thuật số là một trong những lĩnh vực đó. Đây là điều mà người châu Âu sẽ lo ngại.

Nguồn: Báo Công Thương