Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam sang EU?

Hóa chất hiện diện trong hầu khắp các sản phẩm tiêu dùng, từ đồ chơi, đồ chăm sóc trẻ em đến vật liệu tiếp xúc thực phẩm, mỹ phẩm, đồ nội thất, sản phẩm điện tử và hàng dệt may… Do đó phạm vi tác động của Chiến lược CSS của EU được đánh giá là rất rộng, không chỉ giới hạn ở một nhóm sản phẩm nhất định và cũng không chỉ giới hạn ở các sản phẩm được sản xuất tại EU mà còn mở rộng cả đối với hàng hóa nhập khẩu được tiêu thụ tại thị trường này.

EU vốn được biết đến là thị trường xuất khẩu quan trọng nhiều mặt hàng (chịu sự điều chỉnh của Chiến lược CSS) của Việt Nam như sản phẩm điện tử; hàng dệt may; thực phẩm (bao bì tiếp xúc với thực phẩm), đồ nội thất… Do đó, việc ban hành mới/sửa đổi/bổ sung/nâng cấp các quy định pháp luật liên quan đến hóa hóa chất theo CSS được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng liên quan của Việt Nam sang EU khi những quy định này chính thức đi vào thực thi.

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng (bị ảnh hưởng bởi CSS) từ Việt Nam của EU (giai đoạn 2019-2023)

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng

2019

2020

2021

2022

2023

Nông sản, thực phẩm (Chương 1-24)

3.746,7

3.689,1

3.936,5

5.264,6

4.695,6

Dệt may thành phẩm (Chương 61-63)

5.434,5

5.668,5

5.854,9

7.494,6

6.842,8

Máy móc, thiết bị điện (Chương 85)

19.051,3

19.796,5

21.835,1

19.500,0

22.347,5

Đồ nội thất (Chương 94)

1.051,3

1.061,1

1.371,3

1.573,8

921,0

Đồ chơi (Chương 95)

379,5

534,2

685,3

1.023,0

994,2

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập tổng hợp từ ITC Trademap, 2024

Có thể thấy, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng liên quan của Việt Nam sang EU đều ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong 5 năm trở lại đây. Dư địa để xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang EU cũng được đánh giá là còn rất khả quan, khi nhu cầu nhập khẩu của EU là rất lớn trong khi thị phần các hàng hóa tương ứng của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn.

Bảng 2: Nhu cầu nhập khẩu của EU và thị phần của một số mặt hàng (bị ảnh hưởng bới CSS) của Việt Nam tại EU năm 2023

Mặt hàng

Giá trị nhập khẩu của EU (tỷ USD)

Thị phần của Việt Nam tại EU

Nông sản, thực phẩm (Chương 1-24)

709,67

0,7%

Dệt may thành phẩm (Chương 61-63)

206,95

3,3%

Máy móc, thiết bị điện (Chương 85)

785,87

2,8%

Đồ nội thất (Chương 94)

89,95

1,0%

Đồ chơi (Chương 95)

44,97

2,2%

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập tổng hợp từ ITC Trademap, 2024

Như vậy, việc triển khai các kế hoạch hành động toàn diện/bao trùm theo Chiến lược CSS sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng liên quan (đặc biệt là hàng điện tử, hàng dệt may, bao bì tiếp xúc với thực phẩm…) của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI