Theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16/5, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn và đi vào hiệu lực khi có sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này.
Phán quyết có hiệu lực thi hành ngay lập tức này nhằm tạo nhiều quyền quyết định hơn dành cho quốc hội các nước thuộc Liên minh EU trong quá trình phê duyệt các FTA của EU.
Nếu như trước đây, Ủy ban Liên minh châu Âu luôn đưa ra quan điểm rằng việc phê duyệt các FTA sẽ chỉ cần sự đồng tình của Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước châu Âu là đủ. Thì nay quyền tự do đàm phán các FTA của Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ bị thu hẹp lại theo như quyết định của tòa án ngày hôm qua. Chính phủ các nước thuộc khối Liên minh EU mới là đơn vị đưa ra quyết định cuối cùng.
Với phán quyết này sẽ tác động đối với Việt Nam khi việc phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EUVFTA) sẽ phải được quốc hội các nước thuộc liên minh EU thông qua. Điều đó dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian kết thúc quy trình phê duyệt này và khi nào hiệp định thương mại này có hiệu lực hiện vẫn sẽ tiếp tục là câu hỏi để ngỏ.
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10/1990, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác chính của Liên minh EU tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9,5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. |
Nguồn: Báo Công thương
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?