Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chính phủ Ấn Độ đã quyết định mở cửa hoàn toàn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế nhằm khuyến khích sản xuất các mặt hàng này, nhất là thiết bị chẩn đoán bệnh.
Tuyên bố chính thức đưa ra sau cuộc họp Nội các chiều 24/12 nêu rõ Ấn Độ sẽ cho phép đổ 100% FDI vào lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế mà không cần chờ giấy phép của Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPB).
Từ trước tới nay, các doanh nghiệp FDI muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải xin giấy phép FIPB.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh Ấn Độ đã đạt được vị trí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm nhưng ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế chưa có được vị thế này.
Nguyên nhân do thị trường vốn trong nước không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho chế tạo thiết bị y tế dù Ấn Độ có nhiều nhà khoa học và kỹ sư có khả năng cao.
Ước tính, Ấn Độ phải nhập khẩu khoảng 70% thiết bị y tế cần thiết và giá trị của ngành công nghiệp này ở Ấn Độ hiện chỉ đạt khoảng 7 tỷ USD./.
Nguồn: TTXVN
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?