Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2014 chứng kiến việc nhập khẩu của Việt Nam từ I-xra-en tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ lên tới 138% làm cho xuất siêu sang thị trường này giảm mạnh, từ mức 150,5 triệu USD (chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu) trong 9 tháng năm 2013 xuống còn 50,4 triệu USD (bằng 13% kim ngạch xuất khẩu).
Điều này cho thấy, trao đổi thương mại giữa hai nước đang có xu hướng cân bằng hơn, Việt Nam xuất khẩu sang I-xra-en chủ yếu các mặt hàng tiêu dùng như: điện thoại di động, một số mặt hàng nông lâm thủy sản. Trong khi đó, I-xra-en xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, linh kiện, nguyên liệu đầu vào như: phân bón.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của I-xra-en sang Việt Nam
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Là một nền kinh tế công nghệ cao, I-xra-en có lợi thế cạnh tranh đặc biệt về xuất khẩu mặt hàng này. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 243,1 triệu USD trị giá mặt hàng này, chiếm gần 73% tổng kim ngạch nhập khẩu từ I-xra-en, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2013.
Phân bón các loại: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 96.921 tấn phân bón các loại với tổng giá trị đạt 34,3 triệu USD, giảm khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Do có lợi thế về công nghệ, nên hàng năm I-xra-en xuất khẩu máy móc, thiết bị ra nhiều nước trên thế giới. Những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm nhập các loại máy móc, thiết bị từ I-xra-en để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ dược phẩm và các loại phụ tùng khác. Trong 9 tháng 2014, nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam từ I-xra-en đạt 22,8 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.
Triển vọng trao đổi thương mại song phương Việt Nam – I-xra-en
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và I-xra-en liên tục tăng nhanh. Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính bổ sung cho nhau. Các doanh nghiệp I-xra-en được đánh giá là làm ăn nghiêm túc và I-xra-en là thị trường có nhiều tiềm năng, đặc biệt là về vốn và công nghệ cao.
Việt Nam và I-xra-en cũng đã ký kết một số văn kiện hợp tác quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động như: Hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại (2004); Hiệp định Vận chuyển hàng không (năm 2006); Nghị định thư hợp tác tài chính (2007); Hiệp định về miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (2009); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản (2009); Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật (2012); Nghị định thư thành lập Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam và I-xra-en (2013). Cùng với việc hai nước đang tiến hành nghiên cứu chung và tham vấn về khả năng tiến tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương, trong thời gian tới, quan hệ thương mại Việt Nam – I-xra-en chắc chắn sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và bền vững hơn.
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Nam Á
- VCCI lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
- Ông Trump tuyên bố dừng đàm phán thuế, kinh tế Mỹ đón thông tin mới
- Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước
- Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
- Đối thoại Việt - Hoa Kỳ: chặn 'làn sóng gian lận thương mại xuyên quốc gia”