TPP: Kiểm đếm những lợi ích ngành
23/05/2014 13Mặc dầu có những trì hoãn do bất đồng trong đàm phán giữa một số nước thành viên, song theo ghi nhận của các chuyên gia, đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện bước vào "giai đoạn tăng tốc" để có thể sớm đạt được thỏa thuận chung cuộc trước cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
CôngThương - Các ghi nhận cũng cho thấy, nhiều các quốc gia đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan đến các lĩnh vực ít nhạy cảm như hợp tác và xây dựng năng lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, TPP sẽ giúp Việt Nam giao thương với nhiều thị trường lớn trên thế giới, cải thiện tình trạng nhập siêu quá cao từ Trung Quốc để có thể giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường như thị trường Trung Quốc.
Một câu hỏi được đặt ra vào lúc này là TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam. Các chuyên gia đã thống kê 20 nhóm ngành hàng với 4 mức độ ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng tích cực với 9 ngành hàng bao gồm dệt may, giày dép, gỗ, thủy sản, nông sản, cảng biển, logistics, công nghiệp phụ trợ và xây dựng. Theo đó các ngành dệt may, giày dép, gỗ, thủy sản, nông sản, có mức độ ảnh hưởng ngay lập tức với việc giảm thuế suất, còn cảng biển, logistics, công nghiệp phụ trợ và xây dựng sẽ có ảnh hưởng trung và dài hạn với việc cải thiện trong giao thương.
Mức độ ít ảnh hưởng bao gồm các ngành bất động sản, dược phẩm và dầu khí theo đó bất động sản là ngành ít hưởng lợi trực tiếp trong khi dầu khí là ngành đặc thù không nằm trong nội dung đàm phán TPP.
Các ngành có mức độ ảnh hưởng là thách thức bao gồm bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, phân phối bán lẻ và hàng tiêu dùng. Mức ảnh hưởng sẽ đến trong trung và dài hạn khi những cam kết mở cửa theo TPP sẽ khiến những ngành này chịu những áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn.
Cuối cùng là nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực gồm ô tô, chăn nuôi và mía đường trong đó ô tô sẽ là ngành chịu ảnh hưởng ngay lập tức trong khi chăn nuôi và mía đường sẽ chịu ảnh hưởng nếu xét trong trung và dài hạn.
Khác với WTO, trong trường hợp Việt Nam, TPP sẽ dẫn đến những thay đổi căn cơ mọi thứ khi TPP đòi hỏi một môi trường kinh doanh minh bạch và có tính cạnh tranh cao. Như vậy để tham gia TPP đòi hỏi đổi mới về mặt thể chế, bộ máy chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp nước ta phải mạnh lên, bản lĩnh hơn để có thể tham gia cuộc chơi này.
Nguồn: Báo Công Thương
- Mỹ sẽ công bố thỏa thuận thương mại với các nước trong tháng tới
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức
- EU cân nhắc áp thuế đối với 100 tỷ euro hàng hóa Mỹ
- Ai Cập – Điểm đến mới giữa căng thẳng thương mại
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam