Số liệu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 01/06/2011 cho thấy trị giá thương mại toàn cầu trong quý 1 năm 2011 tăng 22% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2010.
Tổ chức thương mại thế giới cũng lưu ý không nên nhầm lẫn khi sử dụng các số liệu thống kê về trị giá “ngắn hạn” với các số liệu về tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm vì khi tính chỉ số tốc độ tăng trưởng hàng năm, các nhà thống kê thường căn cứ theo các số liệu về “khối lượng”, tức là sử dụng “giá so sánh”. Giá so sánh ở đây là giá hiện hành đã được loại bỏ yếu tố “lạm phát”.
Ngoài ra, các số liệu về trị giá thương mại toàn cầu trong ngắn hạn của WTO này cũng chưa được điều chỉnh yếu tố biến động mùa vụ, Trên thực tế, yếu tố mùa vụ tác động đáng kể tới diễn biến thương mại toàn cầu hàng tháng và quý về mặt trị giá so với kết quả thực hiện của cùng thời gian năm trước, và điều này lại tác động tới việc so sánh phát triển thương mại giữa từng khu vực và một số nền kinh tế cụ thể.
Hình 1: Hàng xuất khẩu toàn cầu, quý 1/2008 tới quý 1/2011 (Đơn vị: Tỷ USD)
Các số liệu hàng tháng sẵn có của 70 nền kinh tế trên thế giới (chiếm hơn 90% thương mại toàn cầu) cho thấy giá trị thương mại hàng hóa tăng mạnh trong tháng 03/2011, phản ánh rõ tác động của yếu tố biến động mùa vụ trong số liệu thống kê. Trị giá thương mại trong quý đầu tiên đã bằng với mức độ trước thời kỳ khủng hoảng tháng 07/2008.
Hình 2: Thương mại hàng hóa hàng tháng 2008-2011, tập hợp số liệu của 70 nền kinh tế (a) (Đơn vị: Tỷ USD)
(a): Giá trị nhập khẩu tính theo giá CIF trong khi giá trị xuất khẩu tính theo giá FOB
Tổng quan về trao đổi thương mại khu vực
Bảng 1: Thương mại hàng hóa toàn cầu theo khu vực và một vài nền kinh tế, tháng 01-03/2011 (Đơn vị: %)
(% thay đổi tính theo đồng USD tại thời điểm đó, thay đổi hàng năm và hàng quý)
Xuất khẩu |
| Nhập khẩu | ||
Y-o-Y | Q-o-Q |
| Y-o-Y | Q-o-Q |
22 | 2 | Toàn cầu (a) | 22 | 2 |
19 | 1 | Bắc Mỹ | 19 | 1 |
18 | 1 | Hoa Kỳ | 19 | 1 |
17 | 3 | Canada | 18 | 3 |
30 | 3 | Trung và Nam Mỹ | 27 | -2 |
31 | -10 | Braxin | 25 | -3 |
18 | 3 | Châu Âu | 20 | 4 |
19 | 3 | Liên minh Châu Âu (27) (b) | 19 | 4 |
16 | 4 | Nội bộ EU | 16 | 4 |
23 | 1 | Ngoài EU EU | 23 | 4 |
28 | 3 | Khu vực thịnh vượng chung (CIS) | 39 | -14 |
24 | 1 | Liên bang Nga | 41 | -16 |
30 | 14 | Châu Phi và Trung Đông | 11 | -3 |
25 | -2 | Châu Á (a) | 26 | 4 |
26 | -10 | Trung Quốc | 33 | 5 |
42 | 16 | Ấn Độ | 17 | 16 |
13 | -5 | Nhật Bản | 23 | 3 |
25 | 4 | Sáu đối tác thương mại lớn ở Đông Á (c) | 23 | 5 |
(a): Bao gồm lượng lớn hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhằm tái xuất
(b): “Nội bộ EU” là thương mai trong EU; “Ngoài EU” là thương mại giữa EU và các nền kinh tế không thuộc EU
(c): Hồng Kông, Trung Quốc (không bao gồm hàng tái xuất), Hàn Quốc, Malaysia, Xingapor, Đài Loan và Thái Lan.
Bảng 3: Sự thay đổi giá cả, quý 1/2011 (Đơn vị: %)
01/06/2011
Nguồn: Trung tâm WTO - VCCI
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?