Liên minh châu Âu đang có kế hoạch hủy bỏ các lợi ích thương mại đối với hàng chục nước đang phát triển, bao gồm cả Nga và Brazil. Lý do là các nước này đã quá giàu và không còn xứng đáng được hưởng ưu đãi khi tiếp cận thị trường khu vực châu Âu.
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Italy và một số nước thành viên khác. Các nhà quan sát cho biết, mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc thay đổi kế hoạch trước khi trình lên EU xem xét vào thứ 3.
Chương trình ưu đãi giúp đỡ các nước nghèo bằng cách giảm thuế hàng xuất khẩu của họ tới khu vực châu Âu được gọi là GSP. Kế hoạch thay đổi lớn này, được đưa ra bởi ủy viên thương mại Karel De Gucht, có thể sẽ là sự cải cách lớn nhất của GSP từ khi nó được giới thiệu vào năm 1971.
Ông De Gucht muốn thay đổi các quy tắc để các quốc gia giàu sẽ bị đưa ra khỏi chương trình ưu đãi. Theo tiêu chí mới mà ông đề nghị, 80 trong số 176 các nước đang hưởng GSP sẽ không còn đủ điều kiện được tiếp tục hưởng ưu đãi. Ngoài Nga và Brazil, các nước có thể bị đưa ra khỏi ưu đãi bao gồm cả Argentina, Qatar và Ả Rập Saudi.
Nguồn: dddn.com.vn
- Khảo sát nhanh (2'): Yêu cầu thẩm định chuỗi cung ứng của một số thị trường EU đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
- Mỹ sẽ thông báo mức thuế quan mới từ ngày 4/7
- Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam?