Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn năm 2016 – 2020, đạt 9,3 tỷ USD/năm.

Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất về tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Việt Nam hiện đang là thị trường xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển mạnh nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì sự cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Hơn nữa, chi phí nhân công cũng không còn thấp nữa, cũng đang trở thành một áp lực cho các doanh nghiệp.

Trong khi khách hàng luôn yêu cầu sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế, đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ. Do đó cuộc cách mạng công nghệ 4.0 giúp cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi phí. Sự phát triển khoa học công nghệ và làn sóng của cách mạng công nghệ 4.0 cũng tạo ra nhiều cơ hội giúp ngành công nghiệp gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu.

Các ứng dụng nổi bật nhất của cách mạng công nghệ 4.0 như công nghệ số (AI, Bigdata, Internet vạn vật IoT, Công nghệ viễn thám…) giúp giảm chi phí, tăng chất lượng và năng suất một cách hiệu quả. Cơ hội thúc đẩy sản xuất ra các sản phẩm giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ 4.0 đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến. Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục.

Trong đó, ngành sản xuất đồ gỗ đẩy mạnh và phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp cận khách hàng quốc tế. Kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2016 – 2020 là tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành gỗ đã thành công trong việc tái cơ cấu ngành hàng, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn năm 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là 17,2%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 87,7% so với năm 2016. Tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ chiếm 69,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2020, tăng 3,7 điểm phần trăm so với năm 2016.

Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến. 

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Tiếp đà tăng trưởng năm 2020, trong 5 tháng đầu năm 2021 ngành gỗ bứt phá, đạt 6,62 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp trong sản xuất và quản lý công ty. Theo đó, nếu các công ty đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thì chất lượng, số lượng sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu; đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. 

Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc. Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả, khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối.

Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ cần hướng đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người. Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. 

Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. 

Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 

+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 

+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu; đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong 38 những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. 

Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc.

Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả, khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. 

Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối. 

Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ cần hướng đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người. Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. 

Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 

+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 

+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công. 

+ Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tai nạn trong lao động. 

+ Kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng 

+ Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm 

+ Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận. 

Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ cao. Đổi mới công nghệ bao gồm cả đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm. Đây là một trong những điểm yếu của ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế trong tương tác với thị trường tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam, về nhu cầu, thị hiếu, kiểu dáng mẫu mã, các thay đổi của thị trường. Điều này hạn chế khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. 

Thông tin về nhu cầu và thị hiếu của thị trường là điều quan trọng cho doanh nghiệp trong việc quyết định đổi mới. Để các doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý và các Hiệp hội. Công nghệ thay đổi dẫn đến cách thức bán hàng, sản xuất cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức và tư duy bán hàng.

Source: Bộ Công Thương