Tin tức
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại TPHCM cho biết, với kim ngạch gần 15 tỷ USD xuất khẩu vào Mỹ năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đang có bước tiến nhanh vào thị trường Mỹ.
Xem thêmĐến thời điểm này, tuy chưa có những đánh giá cũng như những dự báo cụ thể về tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần xảy ra mới đây, nhưng ảnh hưởng thì chắc chắn có. Đối với ngành dệt may và thuỷ sản của Việt Nam, Nhật Bản hiện đang là một trong 3 đối tác thương mại lớn nhất. Từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản nhập khẩu tới 85-90% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường EU và Mỹ, Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 35% thị phần.
Xem thêmCác chuyên gia kinh tế đã bắt đầu đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp của thảm họa động đất, sóng thần đối với kinh tế Nhật Bản và thế giới. Theo ông Hiromichi Shirakawa, nhà Kinh tế trưởng của Ngân hàng Credit Suisse, chỉ tính riêng khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần, thiệt hại đã lên tới 171-183 tỷ USD. Đánh giá ban đầu của các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thảm họa như Credit Suisse, Air Worldwide, Pamure Gordon, cho thấy ngành bảo hiểm thế giới sẽ thiệt hại từ 10-60 tỷ USD.
Xem thêmTheo Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, giá xuất khẩu tối thiểu với các loại than cám chất lượng thấp, xuất đi thị trường các nước châu Á, ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản vừa được điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá than cám Hòn Gai/Cẩm Phả điều chỉnh tăng từ 8,6% đến 20,5%. Than Vàng Danh/Uông Bí có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 1,1% tăng giá từ 9,5% đến 11,9%. Than Mạo Khê tăng giá mạnh nhất, trong đó, than cám số 11C tăng từ 54 USD/tấn lên 66 USD/tấn, tăng hơn 22%; than cám số 12A tăng từ 50 USD/tấn lên 58 USD/tấn (giá bán FOB tại cảng Cẩm Phả).
Xem thêmTheo tính toán của Liên hợp quốc, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới, hiện nay giá lương thực đã đạt mức kỷ lục và có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực trên thế giới đã tăng 28,3% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng tới 44,1% đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực có thể đang đến gần.
Xem thêmĐể tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đến các thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, một số hiệp hội đã đề xuất chính phủ hỗ trợ kinh phí để xây dựng kho ngoại quan tại những thị trường này. Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nếu Việt Nam xây dựng được kho ngoại quan tại các nước có nhập khẩu hàng nông sản của nước ta thì sẽ thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu và quan trọng là hưởng được những chính sách ưu đãi tại các nước đặt kho ngoại quan.
Xem thêmGiá cà phê trên thị trường hiện đã lên rất cao khoảng 47.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay tại thị trường trong nước. Trái ngược với niềm vui của người trồng cà phê thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do không mua được hàng.
Xem thêmSoi lại giá, mức thuế, cũng như áp thêm nhiều hàng rào kỹ thuật với hàng nhập khẩu là những biện pháp mà Tổng cục Hải quan đưa ra nhằm góp phần chống thất thu thuế và kiềm chế nhập siêu. Tổng cục Hải quan vừa công bố sẽ đưa thêm 7 mặt hàng vào danh mục quản lý rủi ro, nâng tổng số mặt hàng thuộc phạm vi này lên con số 20.
Xem thêmXét báo cáo của Bộ NNPTNT về việc quyết định tái xuất hàng nhập khẩu từ Ấn Độ nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ này kiểm soát chặt chẽ, có biện pháp xử lý kịp thời đối với hàng nông sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trước đó, theo website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), năm 2010 có 16 lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ Ấn Độ với khối lượng 27.691,9 tấn.
Xem thêmNgày 10/3, Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAPE) của Liên hợp quốc cảnh báo sự phục hồi kinh tế của khu vực này rất mong manh do giá dầu và giá lương thực trong khu vực và trên thế giới biến động với biên độ cao. Những "chấn động bên ngoài" như luồng vốn bất ổn định do tình hình xáo trộn ở Trung Đông cũng ảnh hưởng tới niềm tin vào sự hồi phục và phát triển kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương.
Xem thêm