Tin tức
Mặc dù trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế chậm, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì và có mức tăng trưởng ổn định. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc châu Mỹ Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất giữa Việt Nam và khu vực này tăng trung bình hằng năm 15% trong giai đoạn 2011 – 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 17%.
Xem thêmHiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cu-ba tại châu Á trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp và thủy sản, công nghệ sinh học và y tế, công nghiệp, xây dựng. Trong thời gian tới, quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước sẽ có những hướng phát triển mới. Trao đổi thương mại Việt Nam – Cu-ba năm 2013
Xem thêmTheo tờ The Economic Times, Trung Quốc đã “soán ngôi” của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong năm tài chính hiện nay. Kim ngạch thương mại song phương Ấn-Trung đạt 49,5 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ. Trong khi thương mại của Ấn Độ với Mỹ đạt 46 tỷ USD (chiếm 8,1%, xếp thứ hai) và với UAE đạt 45,4 tỷ USD (chiếm 8%, đứng vị trí thứ ba) trong chín tháng đầu (từ tháng 4-12/2013) của tài khóa hiện nay.
Xem thêmTheo báo cáo của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất giảm như: Khai thác và thu gom than cứng giảm 9,3%; khai thác dầu thô giảm 2,3%... Sản xuất công nghiệp ổn định
Xem thêmCác doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giày dép đang háo hức chờ đợi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào hiệu lực (dự kiến vào năm tới). Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị mọi điều kiện để đón đầu cơ hội này. Chỉ trong bốn tháng, từ tháng 6 đến tháng 9, Công ty Chang Shin Việt Nam – chuyên sản xuất giày Nike đã khởi công xây dựng hai dự án trị giá 12 triệu Đô la Mỹ để mở rộng sản xuất ở tỉnh Đồng Nai.
Xem thêmHiệp định TPP được coi là hiệp định của thế kỷ 21 vì bao gồm nhiều vấn đề quan trọng mới như DNNN, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,… Hiệp định TPP đã trải qua 19 phiên chính thức và hàng chục phiên ko chính thức. Các thành viên cũng đã nhiều lần mong muốn hiệp định này sẽ kết thúc vào cuối năm 2013, song vẫn chưa thực hiện được do nhiều vướng mắc giữa các bên. Đặc biệt, việc có thêm 3 nước gia nhập là Nhật Bản, Mexico và Canada đã kéo dài thời gian đàm phán dự kiến.
Xem thêm“Đe dọa” tính bền vững Theo quy chế GSP mới, 88 nước, trong đó có Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP thay vì 176 nước như trước đó. Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã bị xếp vào nhóm hàng đã “trưởng thành” như giày dép, mũ nón, ô dù. Các mặt hàng sẽ được đưa vào diện “trưởng thành” khi có sự gia tăng về thị phần tại EU với ngưỡng quy định là 17,5%, riêng hàng dệt là 14,5%.
Xem thêmCôngThương - Trước đó, ngày 14/2/2014, Ủy ban tự vệ Indonesia (KPPI) đã tổ chức buổi điều trần công khai về nhập khẩu sản phẩm này. Theo đó, sản phẩm bị điều tra gia hạn áp thuế tự vệ là sợi bông (trừ chỉ khâu) có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, chưa đóng gói để bán lẻ có mã HS 5205 và 5206.
Xem thêmKyodo đưa tin theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ngày 4/3, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán thứ tư tại Seoul nhằm tiến tới hình thành một khu vực mậu dịch tự do (FTA) ba bên. Nếu FTA trên được ký kết, nó sẽ chiếm khoảng 20% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 17% khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang Jick nhận định rằng khó có thể đạt được bước đột phá lớn tại vòng đàm phán kéo dài bốn ngày lần này.
Xem thêmTrang tin InterAksyon dẫn lời ông Rogier van den Brink, chuyên gia kinh tế về Philippines của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi chính phủ Philippines dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu gạo nhằm kiểm soát giá lương thực và hạn chế nghèo đói lan rộng trên cả nước.
Xem thêm