Tin tức
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong hai ngày 24 và 25/3 tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc tiến hành vòng hai đàm phán về Hiệp định đầu tư, trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới trụ sở EU vào ngày 31/3 tới. Hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư song phương bằng cách mở cửa thị trường và thiết lập khung pháp lý để bảo vệ các nhà đầu tư, tăng cường an ninh pháp lý cũng như khả năng dự đoán đảm bảo cho mối quan hệ đầu tư lâu dài giữa EU và Trung Quốc phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Xem thêmTheo một tuyên bố ngày 24/3 của Uỷ ban châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đưa Belize, Campuchia và Guinea vào danh sách các nước không ngăn chặn triệt để hoạt động "đánh bắt cá trái phép". Điều này đồng nghĩa với việc EU sẽ cấm nhập khẩu cá từ ba nước này. Ủy viên phụ trách hàng hải và nghề cá của EU Maria Damanaki nhấn mạnh quyết định trên của EU mang tính lịch sử, thể hiện rõ vị trí đi đầu của EU trong cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp.
Xem thêmTân Hoa xã ngày 21/3 dẫn phát biểu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết vòng đàm phán lần thứ 10 về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Trung Quốc-Hàn Quốc tổ chức tại thành phố Ilsan, phía Tây Bắc thủ đô Seoul kết thúc với kết quả khiêm tốn khi mà hai bên còn nhiều khác biệt. Tại vòng đàm phán này, hai bên tập trung vào các lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vấn đề pháp lý, các rào cản kỹ thuật, tranh chấp thương mại, luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan khác.
Xem thêmÔng Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, tuy nhập khẩu dệt may vào Mỹ năm 2013 chỉ tăng 3,6% so với 2012, nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm 2013 tăng trưởng 14,2%, đạt gần 8,6 tỷ USD.
Xem thêmViệc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với Na Uy cũng như giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy thúc đẩy hợp tác, thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh thuận lợi. Thái tử Vương quốc Na Uy Haakon cũng như lãnh đạo Bộ Công thương Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy tại buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Na Uy và Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 21/3.
Xem thêm(HQ Online)- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi các DN chế biến và XK tôm sang Nhật Bản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline (OTC) với 100% lô tôm NK từ Việt Nam. VASEP cũng đã kiểm tra thông tin từ đại diện các nhà NK Nhật Bản và tại website của cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản) và nhận thấy thông tin trên là có cơ sở.
Xem thêmTừ đầu năm đến giữa tháng 3, tổng giá trị kim ngạch XK cả nước đạt gần 27 tỉ USD, trong đó có 9 nhóm hàng có kim ngạch XK từ 1 tỉ USD trở lên, tăng thêm 2 ngành hàng so với cùng kì năm 2013. Vẫn xuất siêu Theo thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết ngày 15-3, tổng kim ngạch XNK hàng hóa cả nước đạt gần 52,94 tỉ USD, tăng 11,8% (tương ứng mức tăng gần 5,60 tỉ USD) so với cùng kì năm 2013.
Xem thêm(TBKTSG Online) – Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực, sẽ có khoảng hơn 90% các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng thuế 0%, luồng thương mại giữa hai nước dự kến tăng 30-40%. Đồng thời nhiều rào cản thuế quan sẽ được dỡ bỏ. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Vùng Wallonie – Vương quốc Bỉ, cửa ngõ đến thị trường châu Âu” diễn ra ngày 20-3 tại Hà Nội.
Xem thêmNhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, ngày 21/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Hội đồng Thủy sản Na Uy tổ chức hội thảo quốc tế “Những cơ hội trên thị trường thủy sản - triển vọng tương lai”. Đây cũng là một trong những hoạt động nhân chuyến thăm của Hoàng gia Na Uy đến Việt Nam.
Xem thêmQuy tắc xuất xứ nguyên phụ liệu, nguy cơ bị áp thêm các rào cản thương mại phi thuế quan và “bẫy trưởng thành”… đang là nỗi lo lớn của các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Xem thêm