Tin tức

Tin tức

Việt Nam sẽ phải quan tâm đến vấn đề môi trường như thế nào trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU). Tổng vụ trưởng Tổng vụ Môi trường của Ủy ban châu Âu, ông Karl Falkenberg đã trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online về các vần đề liên quan đến EU và Việt Nam nhân chuyến làm việc tại Hà Nội gần đây. Trong các phiên đàm phán FTA, phía EU luôn nhấn mạnh Việt Nam phải tuân thủ môi trường chặt chẽ hơn. Ông có thể nói thêm gì về điều này?

Xem thêm

Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0%, khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, VN sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào VN. Nhiều kịch bản cho thị trường nội địa VN được phác thảo, ở đó doanh nghiệp VN sẽ gặp không ít thách thức. Khó cho nông nghiệp Lo mất thị phần

Xem thêm

Tờ The Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh số ra ngày 30/10 cho biết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã kết luận rằng việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm là không phù hợp với quy định của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Dẫn nguồn tin từ những quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc, báo trên khẳng định Trung Quốc đã vi phạm các quy định của WTO, song cho biết thêm hiện tổ chức này vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng. Trong khi đó, WTO từ chối bình luận về thông tin trên.

Xem thêm

Tổng vụ Thuế và Hải quan Ấn Độ vừa ban hành thông báo áp thuế 787 USD mỗi tấn cho các các phẩm chứa Paracetamol nhập khẩu từ Trung Quốc trong vòng 5 năm nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Ấn Độ đã khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm Paracetamol có nguồn gốc từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan từ năm 2001, sau khi nhận được đơn khởi kiện từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Xem thêm

Sau 6 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành một quốc gia có vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, càphê, hạt tiêu, điều, cau su. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với mức 10,6 tỷ USD năm 2006, thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Xem thêm

APEC 2013 và những trông đợi Tại APEC 2012, các nhà lãnh đạo 9 nước TPP đã ra một tuyên bố chung, đầy quyết tâm về việc sớm kết thúc một hiệp định chất lượng cao của thế kỷ 21. Một năm sau đó, các nhà lãnh đạo này lại gặp nhau ở APEC 2013, nhưng thêm 3 nước thành viên mới, và trong sự trông đợi của rất nhiều người.

Xem thêm

Một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã khởi động lại đàm phán thương mại tự do với Australia, Canada và New Zealand như một phần trong kế hoạch gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của nước này. Ba quốc gia này – đều là thành viên của TPP – đang yêu cầu Hàn Quốc giải quyết các vấn đề tiếp cận thị trường nông sản theo phương thức song phươngnhư một cái giá phải trả để gia nhập hiệp định thương mại 12 quốc gia này. Nguồn tin nhấn mạnh rằng việc khởi động lại các trao đổi song phương với các quốc gia đó không có nghĩa là Hàn Quốc “từ bỏ” TPP.

Xem thêm

Trong 09 tháng đầu năm 2013, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 05 vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường nước ngoài (3 vụ chống bán phá giá, 01 vụ trợ cấp, 01 vụ tự vệ), ít hơn gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái - 9 vụ. Tuy nhiên, 9 vụ của năm 2012 chủ yếu là các vụ nhỏ, lượng xuất khẩu không đáng kể, còn 5 vụ của 2013 có vụ chống trợ cấp đối với tôm tại Hoa Kỳ tương đối nghiêm trọng vì tôm là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Xem thêm

Các nước Tây Âu vốn được biết đến là một khu vực thị trường rất khó tính đối với hàng nông thủy sản và thực phẩm của Việt Nam không chỉ bởi hàng rào thuế quan vẫn duy trì ở mức cao mà còn bởi những quy định khắt khe về kiểm dịch động thực vật (SPS).Vì vậy,doanh nghiệpđang trông đợi vào các FTA với khu vực này đểcó thể cải thiện tình hình xuất khẩu nông thủy sản và thực phẩm của Việt Nam sang khu vực thị trường tiềm năng mà khó khăn này.

Xem thêm

Chính thức khởi động từ tháng 3/2013, đàm phán FTA EU-Thái Lan đến nay đã trải qua 02 vòng và đã đạt được nhiều tiến triển đáng kể. Vòng thứ hai vừa diễn ra tại Chiangmai, Thái Lan từ ngày 16-20/9/2013 về hàng loạt vấn đề bao gồm hàng hóa, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, mua sắm công, sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại và thương mại và phát triển bền vững.

Xem thêm