Tin tức
Năm 2015 được coi là năm bản lề trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây cũng là năm khởi đầu của lộ trình cắt giảm thuế quan ở mức cao nhất và tiến tới thực hiện cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế suất thuế nhập khẩu trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định ATIGA vào năm 2018, ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2020 và ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) năm 2021.
Xem thêmThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016-2020”. Mục tiêu chung của Đề án là đến năm 2020, Thống kê Việt Nam hội nhập toàn diện, đủ năng lực để đáp ứng cơ bản yêu cầu và có sự hài hòa, tương thích với Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (Thống kê ASEAN), đưa Thống kê Việt Nam thuộc nhóm các nước có nền thống kê phát triển trong khu vực ASEAN.
Xem thêmNgày 24/7, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuyên bố ủng hộ Argentina trong vụ kiện Mỹ từng cấm nhập khẩu thịt của quốc gia Nam Mỹ này. Các chuyên gia WTO cho rằng lệnh cấm nhập khẩu thịt từ Argentina của Mỹ do sợ dịch bệnh lở mồm long móng lây lan vào năm 2001 không phù hợp với Quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO.
Xem thêmTrong khuôn khổ các cuộc đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và Nhật Bản, Tokyo dự kiến đề xuất hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu đối với 70.000 tấn gạo Mỹ, để đổi lấy việc duy trì mức thuế cao đối với lương thực chủ lực này. Tuy nhiên, con số 70.000 tấn gạo mà Nhật Bản đưa ra vẫn thấp hơn so với yêu cầu của phía Mỹ là 175.000 tấn.
Xem thêmHiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Với các nội dung toàn diện về tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư..., VJEPA mở ra những cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. VJEPA mở cửa cho hàng Việt
Xem thêmTừ ngày 1/8/2015, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các mặt hàng xuất khẩu từ Malaysia tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn so với các mặt hàng tương tự có nguồn gốc từ nước khác. Một trong những nước có thể chịu ảnh hưởng từ hiệp định trong thời gian tới là Việt Nam.
Xem thêmTrước quá nhiều sự lựa chọn, câu hỏi đặt ra đó là: Liệu người Việt Nam có còn ưu tiên dùng hàng Việt? Đây cũng chính là thách thức cạnh tranh rất lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi quyết định mở rộng thị trường.
Xem thêmNhững cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn phức tạp và gây nhiều tranh cãi đang gần hoàn tất khi các nhà thương thuyết hàng đầu từ 12 quốc gia tề tựu về Hawaii hôm 24/7. Dự kiến, vào ngày 28/7 tới, bộ trưởng thương mại của các nước sẽ tham gia các cuộc thương thuyết trong một nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Nếu hoàn tất, TPP sẽ cắt giảm thuế quan và những rào cản thương mại giữa các nước thành viên, điều mà những người ủng hộ thỏa thuận nói rằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xem thêmTờ Manila Time của Philippines ngày 22/7 cho biết mặc dù Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được cho là khu vực kinh tế mạnh tiếp theo trong số các nền kinh tế toàn cầu, song một quan chức tài chính cấp cao cho rằng còn nhiều việc cần phải làm để đảm bảo sự hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) bắt đầu vào cuối năm nay sẽ thực sự làm cho ASEAN trở thành một khu vực mạnh mẽ và thịnh vượng hơn.
Xem thêmXuất khẩu (XK) điều nhân Việt Nam liên tục giữ kỷ lục đứng thứ nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp. Với kim ngạch XK hơn 2 tỷ USD, hạt điều Việt Nam đã có mặt trên 50 thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ngành điều vẫn còn nhiều việc phải làm. Sức bật từ xuất khẩu
Xem thêm