Tin tức
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 11 đang diễn ra tại Buenos Aires, Argentina, đại diện nước chủ nhà đã kêu gọi các nước đẩy mạnh hệ thống thương mại đa phương trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy. Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Jorge Faurie đã đọc "Tuyên bố Buenos Aires," trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương cũng như các mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.
Xem thêmSự thành công của Dự án EU-Mutrap và khép lại chặng đường Mutrap như một điển hình về hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và EU, đã mở ra giai đoạn hợp tác mới để hai Bên cùng thực hiện hiệu quả, khai thác tối ưu lợi ích của Hiệp định FTA Việt Nam- EU. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại Lễ tổng kết Dự án hỗ trợ chính sách thương mại về đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap) diễn ra chiều 12/12/2017 tại Hà Nội.
Xem thêmSáng ngày 12/12, tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội đã diễn ra cuộc họp tổng kết của Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và Tiểu ban nội dung, Ủy ban Quốc gia APEC 2017 do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Trưởng Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và đồng Trưởng Tiểu ban nội dung chủ trì.
Xem thêmTổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo “mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ thương mại vẫn hiện hữu” và khẳng định “thương mại và công nghệ là những giải pháp” cho sự phát triển thế giới. Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Azevedo đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp báo ngày 10/12 về Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 vừa khai mạc tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Azevedo cho biết các cuộc thảo luận tại hội nghị này sẽ xoay quanh các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và trợ cấp ngư nghiệp.
Xem thêmThiệt hại do đổ vỡ NAFTA gây ra đối với kinh tế Canada tương đương với mức suy thoái cỡ nhẹ. Theo phân tích của cựu quan chức Bộ Ngoại giao Canada, Dan Ciuriak, việc Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sụp đổ sẽ chỉ khiến kinh tế Canada thu hẹp 0,55%, giảm 2,8% tổng giá trị xuất khẩu và ảnh hưởng đến 25.000 – 50.000 việc làm. Dựa theo kết quả phân tích do ông Ciuriak thực hiện cho viện nghiên cứu CD Howe, thiệt hại do đổ vỡ NAFTA gây ra đối với kinh tế Canada tương đương với mức suy thoái cỡ nhẹ.
Xem thêmDoanh nghiệp 2 bên được tận dụng mức thuế ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do EVFTA trong xuất nhập khẩu cũng như thu hút nguồn lực đầu tư. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và EU đã tăng gần 11 lần, từ khoảng 4,1 tỷ USD năm 2000 lên hơn 45 tỷ USD năm 2016. Thương mại hàng hóa giữa hai bên mang tính bổ sung lợi thế, ít mặt hàng mang tính đối đầu, cạnh tranh trực tiếp khi xuất – nhập khẩu.
Xem thêmXuất khẩu thủy sản đang tăng trưởng rất nhanh và năm nay được dự báo sẽ là năm “bội thu” đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, để giữ được mức tăng trưởng bền vững, vẫn cần không ít nỗ lực.Tăng trưởng thiếu bền vững
Xem thêmChương 8 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) quy định về đầu tư, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử. Chương này có dung lượng đáng kể các cam kết về đầu tư, nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Theo quy định của chương này, sau khi EVFTA có hiệu lực, các nội dung về đầu tư trong Hiệp định này sẽ thay thế 21 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT) giữa Việt Nam và các nước thành viên EU.
Xem thêmViệc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ có tác động thế nào là câu hỏi mà nhiều chuyên gia Canada đang đặt ra.
Xem thêmHiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản sang một trong những khu vực kinh tế phát triển và có yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới. Doanh nghiệp “ngóng” EVFTA
Xem thêm