Các nền kinh tế mới nổi, chính sách thương mại và cú sốc nền kinh tế vĩ mô

23/01/2014    270

Chad P.Bown

Ngân hàng thế giới

Meredith A.Crowley

Cục dự trữ liên bang, ngân hàng Chicago

Tóm lược:

Bài viết đánh giá tác động của các cú sốc của nền kinh tế vĩ mô lên chính sách thương mại của 13 nền kinh tế mới nổi trong thời kỳ từ năm 1989 tới năm 2010. Tính tới năm 2010, các quốc gia thành viên WTO này đã chiếm tới 21% lượng hàng hóa nhập khẩu toàn thế giới và 22% tổng GDP toàn cầu. Tác giả cũng nghiên cứu các yếu tố quyết định của các biện pháp song phương được xây dựng cẩn thận của các hạn chế nhập khẩu mới được áp dụng sâu rộng. Các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu tăng lên thông qua các hàng rào thuế quan tạm thời (TTBs), như chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ và đối kháng, đã dần trở thành một trong số các chính sách thương mại quan trọng nhất thay đổi theo thời gian được sử dụng. Cách tiếp cận của tác giả đã chỉ ra rõ ràng sự thay đổi đối với môi trường thể chế mà các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt khi gia nhập WTO và cam kết cắt giảm các chính sách thương mại khác bằng việc giữ mức thuế nhập khẩu dưới mức trần đã quy định. Sau khi xem xét hiện tượng này, tỷ giá hối đoái song phương biến động và sự khác biệt giữa cơ chế tỷ giá hối đoái, tác giả tìm ra bằng chứng chung nhất của mối quan hệ vòng quanh giữ cú sốc nền kinh tế vĩ mô và các biện pháp bảo hộ nhập khẩu thông qua TTBs. Ngoài ra, đối với nhóm nhỏ các quốc gia thuộc G20 là các nền kinh tế mới nổi, tác động của chính sách thương mại đồng nhất với các quốc gia ban đầu gia nhập WTO từ năm 1995 đến 2008 và điều này gợi ý một sự thay đổi chiến lược liên quan tới giai đoạn trước WTO, đó là, bảo hộ nhập khẩu thông qua các công cụ chính sách đã trở nên ngày càng giảm đi theo thời gian. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu các bằng chứng về sự thay đổi trong tương lai tới các kênh mà qua đó cú sốc kinh tế vĩ mô tác động tới chính sách bảo hộ hàng nhập khẩu của các nền kinh tế mới nổi trùng với thời kỳ diễn ra cuộc Đại suy thoái. 

Tải tài liệu tại đây.