FTA Việt Nam- EU: Cơ hội mới cho xuất nhập khẩu
19/06/2013 10Sau ba vòng đàm phán thành công Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam- EU, vòng đàm phán thứ tư dự kiến diễn ra vào tháng 7 và dự kiến sớm được ký kết vào cuối năm 2014. Tốc độ đàm phán đang diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhưng ông Franz Jessen- Đại sứ Liên minh châu Âu vẫn nhấn mạnh.
EU và Việt Nam là các nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, FTA sẽ tạo cơ hội mới cho các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và người tiêu dùng cũng như góp phần tạo ra tăng trưởng cho cả hai nền kinh tế. Trong khi tăng cơ hội cho các doanh nghiệp châu Âu và cung cấp cho Việt Nam ưu đãi tiếp cận thị trường bền vững khi xuất khẩu sang EU, FTA cũng sẽ là chất xúc tác hữu ích cho việc cải cách hơn nữa kinh tế trong nước.
Từ cuối năm 2012 đến nay đã diễn ra ba vòng đàm phán FTA Việt Nam- EU. Vòng đàm phán thứ ba diễn ra vào tháng 4/2013 tại TP.HCM, với 13 nhóm kỹ thuật thảo luận về các vấn đề, như thương mại hàng hóa, thuế quan, nguyên tắc xuất xứ. Vòng thứ tư dự kiến diễn ra vào tháng 7/2013 tại Brussels, Bỉ. Hiệp định này dự kiến được ký kết vào cuối năm 2014.
Rõ ràng vòng đàm phán FTA Việt Nam- EU đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, thể hiện sự tương đồng giữa 2 nền kinh tế với nhau, đặc biệt thể hiện quyết tâm, cam kết chính trị giữa 2 bên thúc đẩy vòng đàm phán phát triển, mong muốn sớm trở thành đối tác lớn của nhau.
Thỏa thuận này cho thấy tiềm năng lớn nhằm thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm cho cả hai phía khi EU trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam.
Cụ thể, năm 2012, xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam sang EU đã tăng 22,3% so với năm 2011, đạt 20,3 tỷ USD. Đồng thời, xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng 13,3% và đạt khoảng 8,8 tỷ USD. Năm 2012 cũng là năm đánh dấu thặng dư lịch sử là 11,5 tỷ USD cho Việt Nam trong thương mại song phương với EU. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thặng dư sau gần 20 năm thâm hụt thương mại.
Đại diện EU tại Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến minh bạch hóa môi trường kinh doanh, tạo dựng thị trường cạnh tranh, hỗ trợ lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và chống tham nhũng tại Việt Nam. Việc minh bạch hóa và cải thiện thủ tục hành chính đóng yếu tố quan trọng trong việc tăng hỗ trợ từ EU vào Việt Nam.
Trong những năm qua, EU luôn là đối tác có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam. Năm 2012, EU đã giải ngân cho Việt Nam 513 triệu USD và cam kết tài trợ vốn ODA cho Việt Nam trong năm 2013 là 743 triệu Euro (tương đương 965 triệu USD).
Tại buổi lễ ra mắt Sách xanh phiên bản 2013- ấn phẩm tóm tắt các chính sách mới nhất về nguồn tài trợ, chính sách, lĩnh vực hợp tác giữa EU và Việt Nam năm 2012- vào ngày 18/6, ông Franz Jessen- Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam tin tưởng rằng hỗ trợ song phương cho Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải cách chính sách trong nhiều lĩnh vực như các quy định pháp luật, quản lý tài chính công và y tế.
Ngoài ra, EU cũng hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực, hỗ trợ trực tiếp xã hội dân sự và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch, biến đổi khí hậu và môi trường.
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
- Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?
- Tổ yến thô được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
- Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam trở lại "đường đua" tại thị trường Brazil
- Tác động thuế quan đa chiều lên các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam