Thuế chống trợ cấp sơ bộ và phản ứng từ các nước có liên quan
14/06/2013 26Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm NK từ 7 nước. Theo đó, Malaysia có mức thuế cao nhất với 62,74%, Ấn Độ 5,91%, Trung Quốc 5,76% Thái Lan 2,09% và Việt Nam 6,07%. Indonesia và Ecuador được cho là không có trợ cấp từ chính phủ cho ngành tôm của họ.
Việt Nam
Ngay sau khi DOC công bố quyết định sơ bộ này, VASEP đã ra thông cáo báo chí phản đối.
Theo VASEP, kết quả sơ bộ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XK vào Hoa Kỳ của các DN, đến các giao dịch mua bán hiện nay cũng như tác động không ít đến tâm lý các nhà NK tôm tại Hoa Kỳ.
Quyết định này, cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam NK vào Hoa Kỳ là một quyết định không công bằng, đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600 nghìn nông dân, người làm chế biến và XK tôm tại Việt Nam.
VASEP yêu cầu DOC xem xét lại quyết định sơ bộ này và công tâm khi thẩm tra tại chỗ trong thời gian tới để công nhận ngành tôm Việt Nam không có trợ cấp khi quyết định kết quả cuối cùng của vụ kiện chống trợ cấp tôm của Việt Nam.
Thái Lan
Đối với Thái Lan, mặc dù mức thuế không cao hơn nhiều so với dự đoán ban đầu nhưng Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh nước này cho biết sẽ sử dụng những chứng cứ xác thực để phản bác lại quyết định sơ bộ của DOC.
Mỹ hiện là thị trường lớn nhất tiêu thụ tôm của Thái Lan. Do vậy, nước này có đầy đủ tài liệu để chứng minh quyết định của DOC là không phù hợp nhằm giữ vững vị trí của Thái Lan trên thị trường tôm Mỹ.
Indonesia
Ngành tôm Indonesia rất hài lòng với quyết định sơ bộ của DOC khi cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy ngành tôm nước này nhận trợ cấp từ chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết quyết định của Mỹ củng cố thêm rằng ngành tôm nước này đang hoạt động theo luật thương mại quốc tế.
Chính phủ và ngành tôm Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp với DOC trong những bước điều tra tiếp theo.
XK tôm sang Mỹ chiếm 48,2% trong tổng XK tôm của nước này. Hiện nay, Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai cho thị trường Mỹ sau Thái Lan.
Thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ từ các nước | |||||
Nước | Công ty | Mức thuế (%) | Nước | Công ty | Mức thuế (%) |
Ấn Độ | Devi Fisheries Ltd. | 6,10 | Trung Quốc | Zhanjiang Guolian Aquatic Products, Co. Ltd. | 5,76 |
Devi Seafoods Ltd. | 5,72 | Các công ty khác | 5,76 | ||
Các công ty khác | 5,91 | ||||
Malaysia | Asia Aquaculture (M) Sdn. Bhd. | 10,80 | Việt Nam | Minh Quy Seafoods Co. Ltd. | 5,08 |
Kian Huat Aquaculture Sdn. Bhd. | 62,74 | Nha Trang Seaproduct Co. | 7,05 | ||
Các công ty khác | 62,74 | Các công ty khác | 6,07 | ||
Thái Lan | Thai Union Frozen Products | 2,09 |
|
|
|
Marine Gold Products Ltd. | 1,75 |
|
|
| |
Các công ty khác | 2,09 |
|
|
|
Nguồn: http://www.vasep.com.vn
- Tổ yến thô được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
- Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam trở lại "đường đua" tại thị trường Brazil
- Tác động thuế quan đa chiều lên các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
- Doanh nghiệp gỗ Việt Nam xoay xở trước 'vòng kim cô' thuế của Mỹ
- Lấy áp lực từ thị trường nhập khẩu làm động lực thay đổi doanh nghiệp Việt