Các định hướng chính sách cơ bản của Thỏa thuận Xanh EU

04/12/2023    77

Trong Văn kiện, Thỏa thuận Xanh đề cập tới 09 định hướng chính sách chủ yếu, mỗi khía cạnh này sẽ bao gồm các quy định, chiến lược cụ thể, các nguồn tài chính phục vụ thực thi theo các lộ trình được thiết kế để tiến dần tới các mục tiêu đặt ra.

Cụ thể, Thỏa thuận Xanh được thiết kế xung quanh các định hướng chính sách lớn sau đây:

- Thực hiện các mục tiêu khí hậu tham vọng vào năm 2030 (cắt giảm ít nhất 55% lượng phát thải ròng khí nhà kính so với mức phát thải năm 1990) và năm 2050 (trở thành khu vực đầu tiên trung hòa phát thải)

- Cung cấp năng lượng sạch, giá cả phải chăng và an toàn

- Xây dựng kinh tế sạch và tuần hoàn

- An toàn từ nông trại đến bàn ăn (thiết lập hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường)

- Xây dựng môi trường không độc hại (giảm ô nhiễm hạt vi nhựa, tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho hóa chất…)

- Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học

- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang giao thông thông minh và bền vững

- Xây dựng và cải tạo theo hướng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên

- Không để ai bị bỏ lại phía sau (cơ chế chuyển đổi công bằng – hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng nặng bởi quá trình chuyển đổi)

Nguồn: Trích dẫn Báo cáo “Thỏa thuận Xanh EU và Xuất khẩu của Việt Nam – Trường hợp của ngành nông sản, thực phẩm và dệt may” – Trung tâm WTO và Hội nhập