Xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU kể từ khi Hiệp định EVFTA được thực thi
29/09/2022 118Người thực hiện: TS.Hoa Hữu Cường
Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế-xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”
Mô tả:
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đến nay, mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi từ đại dịch Covid-19 nhưng khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung và rau quả nói riêng của Việt Nam sang thị trường EU trong hai năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực đã từng bước được cải thiện đáng kể từ nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà xuất sản, chế biến cho đến các hành động thực tế trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng quy trình canh tác-sản xuất-chế biến theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), xây dựng thương hiệu, phát triển vùng nguyên liệu. Chính từ những chuyển biến này cộng với những cơ hội đến từ việc giảm thuế mà nhiều mặt hàng rau quả của Việt Nam thị trường EU có gia tăng ấn tượng về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tối đa những cơ hội đến từ EVFTA các sản phẩm rau quả của Việt Nam cần phải cải thiện những hạn chế trong khả năng xuất khẩu như: sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, việc chế biến rau quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu vùng sản xuất nguyên liệu, chất lượng và sản lượng không đồng đều, diện tích canh tác và sản xuất rau quả đạt chuẩn GAP quốc tế chưa nhiều, các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc nắm bắt thông tin thị trường và các nội dung của EVFTA…
Chi tiết nghiên cứu được đính kèm dưới đây:
- Cẩm nang hướng dẫn XK mặt hàng cao su và sản phẩm cao su vào thị trường EU
- Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU
- Chuyên đề: Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA
- Quy định của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật đối với hàng nhập khẩu nguồn gốc thực vật
- Báo cáo: Việt Nam sau 02 năm thực thi EVFTA từ góc nhìn doanh nghiệp