Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sau hai năm thực hiện hiệp định EVFTA

29/09/2022    176

Người thực hiện: ThS.Vũ Thị Nhung

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế-xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”

Mô tả:

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới chiếm khoảng 34% tổng giá trị nhập khẩu dệt may của thị trường thế giới, với tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 3%/năm. Đối với nước ta, trong những năm qua, thị trường EU cũng là một trong những thị trường dệt may lớn hàng đầu. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu dệt may giữa Việt Nam và EU thì từ khi EVFTA chính thức có hiệu lực (ngày 1/8/2020) đã mở ra những cơ hội về hàng rào thuế quan lớn chưa từng có cho hàng dệt may của nước ta vào thị trường hơn 500 triệu dân này. Tuy nhiên, EVFTA cũng là một cú hích lớn cho ngành dệt may Việt Nam, bởi những cơ hội đó chỉ thực sự đến được với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may khi các doanh nghiệp này biết tận dụng những thuận lợi, thực sự nâng tầm cạnh tranh, làm chủ nguồn nguyên liệu và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may thế giới. Bài tham luận trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu dệt may sang EU của Việt Nam trong những năm gần đây từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may nước ta khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU đặc biệt sau hai năm từ khi thực hiện EVFTA- thời kỳ quy tắc xuất xứ trong Hiệp định này chính thức trở thành tiêu chí đặt ra đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam khi xuất sang thị trường EU. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm dệt may của nước ta sang thị trường EU sau hai năm thực thi Hiệp định này.

Chi tiết nghiên cứu được đính kèm dưới đây: