EVFTA và ngành rau quả Việt Nam: Tác động của EVFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu

13/10/2021    368

1. Các tác động tới xuất khẩu sang thị trường EU

EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới, với giá trị nhập khẩu rau quả năm 2019 là khoảng 84 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng giá trị nhập khẩu rau quả của thế giới. Nếu chỉ xét nhập khẩu từ các nước ngoài khối thì tổng giá trị nhập khẩu rau quả của EU năm 2019 là khoảng 41 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu rau quả từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,08% tổng lượng nhập khẩu rau quả của EU năm 2019.

Trong tốp 10 nước nhập khẩu rau tươi, quả tươi hoặc rau quả chế biến của EU, Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất trong tốp 10 của nhóm quả tươi và sơ chế. Mặc dù điều này có nghĩa là xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU còn rất hạn chế, nhưng cũng cho thấy dư địa thị trường này là rất lớn cho rau quả của Việt Nam, đặc biệt là rau tươi, sơ chế và rau quả chế biến.

 

Bảng. Tốp các nước mà EU nhập khẩu rau quả nhiều nhất năm 2019

STT

Rau tươi và sơ chế

Quả tươi và sơ chế

Rau quả chế biến

1

Morocco

Mỹ

Braxin

2

Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ

3

Ai Cập

Nam Phi

Trung Quốc

4

Thổ Nhĩ Kỳ

Costa Rica

Mỹ

5

Mỹ

Chile

Peru

6

Peru

Peru

Thái Lan

7

Canada

Colombia

Ấn Độ

8

Kenya

Ecuador

Mexico

9

Ấn Độ

Morocco

Nam Phi

10

Israel

Việt Nam

Costa Rica

Nguồn: https://madb.europa.eu

 

Một trong những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU thời gian trước còn hạn chế là do thuế quan của EU áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng còn tương đối cao, cao hơn nhiều so với các nhóm sản phẩm công nghiệp. Mặc dù rau quả của Việt Nam được hưởng thuế ưu đãi GSP của EU nhưng mức ưu đãi của GSP cũng chỉ giúp thuế quan thấp hơn một chút so với mức thuế MFN.

Với EVFTA, phần lớn rau quả của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình ngắn, một số ít áp dụng hạn ngạch thuế quan. Vì vậy, EVFTA là cơ hội lớn cho rau quả Việt Nam trong gia tăng thị phần nhập khẩu vào EU, đặc biệt khi các đối thủ cạnh tranh mạnh với rau quả Việt Nam ở thị trường này (như Trung Quốc, Thái Lan…) lại chưa có FTA với EU.

Các sản phẩm rau tươi và sơ chế

Rà soát các cam kết ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo EVFTA cho thấy tốp 10 nhóm sản phẩm rau tươi và sơ chế (theo nhóm HS 6 số) có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang EU năm 2019 của Việt Nam đều được xóa bỏ thuế quan ngay từ ngày 01/08/2020 (trừ 02 sản phẩm EU cam kết cho ưu đãi theo hạn ngạch thuế quan). Mức thuế GSP và MFN trung bình năm 2020 mà EU đang áp dụng đối với các sản phẩm này hầu hết đều khá cao. Vì vậy, với việc được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn hoặc xóa thuế đối với một khối lượng nhập khẩu nhất định theo EVFTA chắc chắn sẽ tạo ra các cơ hội lớn cho rau tươi và sơ chế của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.

 

Bảng So sánh thuế quan EVFTA và MFN đối với tốp 10 sản phẩm rau tươi và sơ chế Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất từ EU năm 2019

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Mức thuế GSP trung bình 2020

Mức thuế MFN trung bình 2020

071040

Ngô ngọt, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

A

Riêng mã 07104000A - Ngô ngọt, trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12 mm:   TRQ (xem thêm Câu 2)

0%

0%

071159

Nấm và nấm cục đã bảo quản tạm thời, nhưng không ăn ngay được…

A

6,1%

9,6%

071080

Rau các loại, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chin trong nước, đông lạnh (ngoại trừ khoai tây....)

A

10,49%

13,6%

071151

Nấm thuộc chi "Agaricus", đã bảo quản tạm thời, nhưng không ăn ngay được.

TRQ (xem thêm Câu 2)

6,1% + 191 EUR / 100 kg/net eda

9,6%

+ 191 EUR/100 kg/net eda

070999

Các loại rau tươi và ướp lạnh khác.

A

5,86%

9,44%

071490

Củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, …...

A

0%

3%

071450

Khoai môn, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên.

A

0%

0%

071190

Rau và hỗn hợp các loại rau đã bảo quản tạm thời, nhưng không ăn ngay được.

A

4,5%

8%

071029

Các loại rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

A

10,9%

14,4%

071290

Rau và hỗn hợp các loại rau khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.

A

6,84%

9,72%

Ký hiệu:

A: Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực

TRQ: Áp dụng hạn ngạch thuế quan

 

Các sản phẩm quả tươi và sơ chế

Tất cả các sản phẩm quả tươi và sơ chế trong tốp 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất sang EU năm 2019 của Việt Nam đều được xóa bỏ thuế quan theo EVFTA ngay khi Hiệp định có hiệu lực (trừ trường hợp ưu đãi riêng, áp dụng cho 02 sản phẩm thuộc nhóm quả chanh và chuối như Bảng bên dưới). Nhìn chung các mức thuế MFN và GSP đang áp dụng đối với các sản phẩm này không cao, do đó lợi thế từ EVFTA không thật lớn. Mặc dù vậy, với một số sản phẩm mà các mức thuế MFN cao (như chuối, chanh) thì cam kết EVFTA là rất có ý nghĩa.

 

Bảng So sánh thuế quan EVFTA và MFN đối với tốp 10 sản phẩm quả tươi và sơ chế Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất từ EU năm 2019

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Thuế GSP trung bình năm 2020

Thuế MFN trung bình năm 2020

081090

Me tươi, táo điều, mít, vải, mận sapodillo, chanh dây, khế, pitahaya và các loại trái cây ăn được khác …

A

2,65%

4,4%

080550

Quả chanh và quả chanh xanh tươi hoặc khô

A

Riêng mã HS 0805 50 10 - Chanh vàng: A+EP

8,9%

12,8%

081190

Quả tươi, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.

A

5,2%

10,75%

080119

Dừa tươi, chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ (ngoại trừ: dừa còn nguyên sọ)

A

0%

0%

080540

Bưởi tươi hoặc khô

A

0%

1,5%

080111

Dừa đã qua công đoạn làm khô

A

0%

0%

080450

Quả ổi, xoài và măng cụt tươi hoặc khô

A

0%

0%

080112

Dừa còn nguyên sọ tươi.

A

0%

0%

080390

Chuối tươi hoặc khô (Ngoài trừ: chuối lá).

A

Riêng mã HS 0803 90 10 - Chuối tươi: R75

12,5%

16%

081340

Đào, lê, đu đủ, me và các loại trái cây ăn được khác khô (trừ quả hạch, chuối, chà là, sung, dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt, trái cây họ cam quýt, mơ nho, mận khô và táo, chưa pha trộn)

A

1%

3,28%

Ký hiệu:

A: Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực

TRQ: Áp dụng hạn ngạch thuế quan

A+EP: Xóa bỏ thuế tính theo giá trị hàng hóa (%) ngay khi EVFTA có hiệu lực nhưng vẫn giữ thuế tuyệt đối áp dụng đối với hàng hóa đó

R75:  Giảm thuế theo quy định cụ thể trong Phụ lục 2-A, Chương 2 EVFTA về 75 EUR/tấn từ năm 2025 trở đi

 

Các sản phẩm rau quả chế biến

Do hiện tại các mức thuế MFN và GSP trung bình của EU đang áp dụng đối với các sản phẩm rau quả chế biến tương đối cao, các cam kết EVFTA có ý nghĩa đặc biệt đối với các sản phẩm này khi xuất khẩu sang EU.

Trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan ngay từ ngày 01/08/2020 đối với tất cả 10 nhóm sản phẩm rau quả chế biến Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang EU năm 2019 (theo mã HS 6 số như bảng bên dưới), trừ một sản phẩm thuộc Nhóm Ngô ngọt.

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Thuế GSP trung bình năm 2020

Thuế MFN trung bình năm 2020

200989

Nước ép từ trái cây, rau chưa lên men và chưa pha them đường hoặc chất tạo ngọt khác.

A

11,33%

18,87%

200939

Nước ép từ 1 loại quả thuộc chi cam quýt, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, trị giá Brix > 20 ở 20°C

A

13,76%

17,49%

200110

Dưa chuột và dưa chuột ri, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic.

A

14,1%

17,6%

200899

Quả và các phần ăn được khác của cây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác…

A

11,16%

16,25%

200820

Dứa đã chế biến hoặc bảo quản, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

A

11,1%

20,91%

200580

Ngô ngọt, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

A

Riêng mã HS 2005 80 00A - Ngô ngọt, trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12mm: TRQ

0%

0%

200410

Khoai tây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

A

12,5%

16%

200490

Rau và hỗn hợp các loại rau đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

A

12,98%

16,8%

200799

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả, thu được từ quá trình đun nấu…

A

16,97%

20,47%

200897

Hỗn hợp của quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây…

A

7,38%

15,44%

Ký hiệu:

A: Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực

TRQ: Áp dụng hạn ngạch thuế quan

 

2. Các tác động tới nhập khẩu từ thị trường EU

Trong EVFTA, để đổi lại cam kết thuế quan của EU cho Việt Nam, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường cho rau quả nhập khẩu từ EU. Trong tổng thể, Việt Nam có cam kết mở cửa khá mạnh về thuế quan cho các sản phẩm rau quả nhập khẩu nhiều từ EU.

Các sản phẩm Rau tươi và sơ chế

Các sản phẩm rau tươi và sơ chế Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ EU là: khoai tây, tỏi, đậu hà lan, một số loại rau, ô liu, nấm, hành. Đây cũng là các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu nhiều từ thế giới do không sản xuất được ở trong nước hoặc sản xuất được nhưng ở mức hạn chế, không đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 6 năm đối với tất cả các sản phẩm nói trên, và xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay từ 01/08/2020 cho các loại cây giống của các sản phẩm này nhập khẩu từ EU. Trên thực tế, thuế MFN năm 2020 mà Việt Nam đang áp dụng với các loại cây giống nói trên cũng đã là 0%. Còn với các sản phẩm không phải giống, mức thuế MFN hiện dao động từ 10-30%.

Với các cam kết này, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm rau tươi và sơ chế của EU với giá cả phải chăng hơn và nhiều mẫu mã chủng loại hơn do thuế nhập khẩu giảm đáng kể so với trước đây.

Bảng So sánh thuế quan EVFTA và MFN đối với tốp 10 sản phẩm Rau tươi và sơ chế Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ EU năm 2019

STT

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Thuế MFN trung bình năm 2020

1

070190

Khoai tây tươi hoặc ướp lạnh ..

B5

20%

2

070110

Khoai tây để làm giống

A

0%

3

070320

Tỏi, tươi hoặc ướp lạnh

 

 

0703.20.10

   Củ giống

A

0%

0703.20.90

   Loại khác

B5

20%

4

071021

Đậu Hà Lan "Pisum sativum", đã hoặc chưa bóc vỏ, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

B5

17%

5

071010

Khoai tây, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

B5

10%

6

071290

Rau và hỗn hợp các loại rau khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm

B5

22%

7

070959

Nấm và nấm cục có thể ăn được tươi hoặc ướp lạnh..

B5

15%

8

071120

Ôliu đã bảo quản tạm thời … nhưng không ăn ngay được.

B5

15%

9

071239

Nấm hoặc nấm cục khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, …

B5

30%

10

070310

Hành tây và hành, hẹ tươi hoặc ướp lạnh

 

 

 

   Hành tây củ giống

A

0%

 

   Hành tây loại khác

B5

15%

 

   Hành, hẹ của giống

A

0%

 

   Hành, hẹ loại khác

B5

20%

Chú giải:

A: Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực

B5: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 năm

Các sản phẩm Quả tươi và sơ chế

Các sản phẩm quả tươi và sơ chế Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ EU là các sản phẩm quả hàn đới và ôn đới như táo, kiwi, nho, lê, mận, mơ…. Trong tốp 10 nhóm sản phẩm quả tươi và sơ chế (HS 6 số), đa số đang chịu thuế MFN năm 2020 là 30%, chỉ có kiwi 7%, nho tươi và lê tươi (10%). Theo EVFTA, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với nhóm sản phẩm này chủ yếu là theo lộ trình 6 năm, chỉ có kiwi được xóa bỏ thuế quan ngay và lê tươi xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 4 năm.

Đây là nhóm các sản phẩm quả tươi và sơ chế mà Việt Nam nhập khẩu nhiều và có xu hướng gia tăng trong các năm gần đây do nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng. Hiện tại Việt Nam đang nhập khẩu nhiều các trái cây hàn đới và ôn đới từ các nước đã có FTA với Việt Nam như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc…. Với EVFTA, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm quả tươi nhập khẩu từ EU và mở thêm cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận các sản phẩm này với giá thấp hơn.

Bảng So sánh thuế quan EVFTA và MFN đối với tốp 10 sản phẩm Quả tươi và sơ chế Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ EU năm 2019

STT

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Thuế MFN trung bình năm 2020

1

080810

Táo tươi

B3

10%

2

081050

Kiwi tươi

A

7%

3

080610

Nho tươi

B3

10%

4

081190

Quả đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, ……

B5

30%

5

080830

Lê tươi

B3

10%

6

081120

Quả mâm xôi, dâu tằm, dâu đỏ, quả lý chua đen, trắng hoặc đỏ và quả lý gai, ….

B5

 

30%

7

081320

Quả mận đỏ khô

B5

30%

8

080410

Quả chà là tươi hoặc khô

B5

30%

9

081310

Mơ khô

B5

30%

10

080420

Quả sung, vả tươi hoặc khô

B5

30%

Chú giải:

A: Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực

B3: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 4 năm

B5: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 năm

Các sản phẩm Rau quả chế biến

Tốp 10 sản phẩm rau quả chế biến Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là các sản phẩm nước ép, sản phẩm đóng hộp hoặc bảo quản khác từ các sản phẩm rau quả ôn đới và hàn đới mà Việt Nam không có thế mạnh sản xuất.

Các sản phẩm này hiện đang chịu mức thuế MFN năm 2020 rất cao, dao động từ 15-40% và sẽ được Việt Nam xóa bỏ theo lộ trình 6-8 năm theo EVFTA tùy sản phẩm. Điều này mở ra cơ hội tăng cường nhập khẩu các sản phẩm này vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng So sánh thuế quan EVFTA và MFN đối với tốp 10 sản phẩm Rau quả chế biến Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ EU năm 2019

STT

Mã HS

Mô tả sản phẩm

Cam kết EVFTA

Thuế MFN trung bình 2020

1

200410

Khoai tây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

B5

15%

2

200870

Đào, kể cả quả xuân đào đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, …..

B7

35%

3

200799

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, …

 

 

  2007.99.10

  Bột nhão từ quả trừ bột nhão xoài, dứa hoặc dâu tây

B7

40%

  2007.99.90

  Loại khác

B5

40%

4

200570

Ôliu, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

B5

25%

5

200969

Nước ép nho kể cả hèm nho, với giá trị Brix >30 ở 20°C, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

B5

30%

6

200990

Nước ép trái cây hỗn hợp kể cả hèm nho, và nước ép rau, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

B5

25%

7

200979

Nước ép táo, với giá trị Brix >20 ở 20°C, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

B7

25%

8

200989

Nước ép từ quả hoặc rau, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

 

 

  20098910

Nước ép từ quả lý chua đen

B7

25%

  20098919

Loại khác

B5

25%

9

200210

Cà chua, nguyên quả hoặc dạng miếng, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic.

B7

30%

10

200559

Đậu hạt chưa bóc vỏ, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

B7

35%

Chú giải:

B5: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 năm

B6: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 7 năm

Nguồn: Trích dẫn: "Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Rau quả Việt Nam
- Trung tâm WTO và Hội nhập