EVFTA và ngành rau quả Việt Nam: Tình hình xuất nhập khẩu

12/10/2021    817

Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU

1. Giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU tăng đều trong 5 năm trở lại đây (2015-2019), lên gần 160 triệu năm 2019. Tuy nhiên, với kim ngạch này, xuất khẩu rau quả sang EU chỉ chiếm chưa đến 4% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đồng thời, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU cũng chưa tương xứng với nhu cầu khổng lồ đối với rau quả của thị trường này. EU hiện là đối tác nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới, chiếm 45% tổng giá trị nhập khẩu rau quả tươi và 40% tổng giá trị nhập khẩu rau quả chế biến của thế giới năm 2019. Với giá trị kim ngạch nhập khẩu hạn chế, rau quả Việt Nam chỉ chiếm 0,08% tổng lượng nhập khẩu rau quả của EU năm 2019.

Tương tự như tình hình xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam ra thế giới, xuất khẩu rau quả sang EU của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các sản phẩm quả (tươi và sơ chế) và rau quả chế biến. Cụ thể, giá trị xuất khẩu quả tươi và sơ chế đã tăng gần gấp 3 từ 32 triệu USD năm 2015 lên 86 triệu USD năm 2019. Rau quả chế biến cũng tăng gần gấp đôi từ 37 triệu USD năm 2015 lên 56 triệu USD năm 2019. Riêng nhóm rau tươi và sơ chế có tốc độ tăng chậm, giá trị kim ngạch cũng thấp, chỉ đạt 11 triệu USD năm 2015 và tăng lên 17 triệu USD năm 2019.

2. Thị trường xuất khẩu

Rau quả Việt Nam đã xuất hiện ở gần như toàn bộ các nước thành viên EU. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất sang các thị trường Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan, Bỉ… Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam trong EU, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU năm 2019. Điều này chủ yếu xuất phát từ thực tế Hà Lan là một trong những cửa ngõ cho hàng hoá, đặc biệt là nông sản, trung chuyển vào các nước EU khác.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số nước EU năm 2019

Đơn vị tính: USD

 Thị trường

Năm 2019 (USD)

 Tỷ trọng (%)

Hà Lan

79.766.640

54%

Pháp

29.755.714

20%

Đức

18.921.541

13%

Italia

11.271.199

8%

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

 

3. Sản phẩm xuất khẩu

EU có nhu cầu nhập khẩu lớn, ổn định và quan năm đối với các sản phẩm rau quả tươi, đặc biệt là rau quả trái vụ và rau quả nhiệt đới mà EU không trồng được. Đối với các sản phẩm rau quả chế biến, nhu cầu nhập khẩu của EU cũng gia tăng đều trong những năm gần đây do tính chất tiện lợi của các sản phẩm này và người tiêu dùng EU ngày càng ưa chuộng các sản phẩm chế biến sẵn có lợi cho sức khoẻ như các sản phẩm rau quả. Các sản phẩm rau quả tươi và chế biến EU nhập khẩu nhiều từ Việt Nam cũng là các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu.

Rau củ tươi và sơ chế: Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang EU các sản phẩm ngô ngọt, nấm, một số loại rau gia vị

 

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

 

 

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

1

071040

Ngô ngọt, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chin trong nước, đông lạnh.

3.760

2

071159

Nấm và nấm cục đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được. (trừ nấm thuộc chi Agaricus)

2.314

3

071080

Rau các loại, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chin trong nước, đông lạnh (ngoại trừ khoai tây,..)

1.437

4

071151

Nấm thuộc chi "Agaricus", đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.

1.074

5

070999

Các loại rau tươi và ướp lạnh khác.

986

6

071490

Củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago.

901

7

071450

Khoai môn "Xanthosoma spp.", tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên.

837

8

071190

Rau và hỗn hợp các loại rau đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được.

722

9

071029

Các loại rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

667

10

071290

Rau và hỗn hợp các loại rau khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.

547

Nguồn: ITC TradeMap

Quả tươi và sơ chế: Việt Nam xuất khẩu sang EU nhiều nhất là các sản phẩm trái cây tươi nhiệt đới thuộc nhóm 081090 (bao gồm: chanh leo, vải, nhãn, me, mít, hòng xiêm…), chanh, hoa quả đông lạnh, dừa, xoài…

 

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

 

1

081090

Me tươi, táo điều, mít, vải, mận sapodillo, chanh dây, khế, pitahaya và các loại trái cây ăn được khác (trừ quả hạch, chuối, chà là, sung, dứa, bơ, ổi, xoài, xoài, măng cụt, đu đủ ", trái cây họ cam quýt , nho, dưa lưới, táo, lê, quả mơ, quả anh đào, quả đào, quả mận, quả dâu tây, quả mâm xôi, quả dâu tằm, quả mâm xôi, quả nhãn, quả nam việt quất, quả thuộc chi Vaccinium, quả kiwi, sầu riêng, quả hồng, đen, trắng- và quả lý chua đỏ và quả lý gai)

33.670

2

080550

Quả chanh vàng (Citrus limon, Citrus limonum) và quả chanh xanh (Citrus aurantifolia, Citrus latifolia) tươi hoặc khô

11.375

3

081190

Quả và quả hạch (nuts) tươi, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác.

9.189

4

080119

Dừa tươi, chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ (ngoại trừ: dừa còn nguyên sọ)

3.616

5

080540

Bưởi tươi hoặc khô

3.016

6

080111

Dừa đã qua công đoạn làm khô

2.000

7

080450

Quả ổi, xoài và măng cụt tươi hoặc khô

1.981

8

080112

Dừa còn nguyên sọ tươi.

369

9

080390

Chuối tươi hoặc khô (Ngoài trừ: chuối lá).

216

10

081340

Đào, lê, đu đủ, me và các loại trái cây ăn được khác khô (trừ quả hạch, chuối, chà là, sung, dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt, trái cây họ cam quýt, mơ nho, mận khô và táo, chưa pha trộn)

214

Nguồn: ITC TradeMap

Rau quả chế biến: các sản phẩm nước ép trái cây và rau quả như nước ép cam, táo, dứa xoài, cà chua…vẫn là các sản phẩm rau quả chế biến chủ lực của Việt Nam sang EU; tiếp đến là một số rau quả đóng hộp hoặc bảo quản khác như ngô ngọt, dưa chuột, khoai tây…; cuối cùng các loại mứt hoa quả và hoa quả sấy khô.

 

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

 

1

200989

Nước ép từ trái cây, rau chưa lên men và chưa pha them đường hoặc chất tạo ngọt khác.

33.696

2

200939

Nước ép từ 1 loại quả thuộc chi cam quýt, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, trị giá Brix > 20 ở 20°C

6.205

3

200110

Dưa chuột và dưa chuột ri, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic.

3.535

4

200899

Quả và các phần ăn được khác của cây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

3.203

5

200820

Dứa đã chế biến hoặc bảo quản, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

2.301

6

200580

Ngô ngọt "Zea Mays var. Saccharata", đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

1.399

7

200410

Khoai tây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

1.053

8

200490

Rau và hỗn hợp các loại rau đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

970

9

200799

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

746

10

200897

Hỗn hợp của quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt…

683

Nguồn: ITC TradeMap

Tình hình nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ EU

1. Giá trị nhập khẩu

Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ thị trường EU tuy chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 2%) trong tổng giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhưng tăng trưởng liên tục trong 3 năm trở lại đây (2017-2019). Các nhóm quả (tươi và sơ chế) và nhóm rau quả chế biến đều có xu hướng tăng trưởng - đặc biệt tăng mạnh năm 2019 so với năm 2018, trong khi nhóm rau lại có xu hướng giảm đều trong giai đoạn này.

Cụ thể, giá trị nhập khẩu nhóm quả tươi và sơ chế đã tăng gấp đôi từ 8,3 triệu USD năm 2017 lên đến 17,6 triệu USD năm 2019. Nhóm rau quả chế biến cũng tăng hơn 40% từ 14.7 triệu USD năm 2017 lên 23.1 triệu USD năm 2019. Riêng nhóm rau tươi và sơ chế đã giảm dần từ 4.2 triệu USD năm 2017, xuống 4 triệu USD năm 2018, tiếp tục giảm còn 3,4 triệu USD năm 2019.

Về cơ cấu nhập khẩu, khác với cơ cấu nhập khẩu rau quả chung của Việt Nam (nhóm quả tươi và sơ chế chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là nhóm rau tươi và sơ chế, cuối cùng là rau quả chế biến), nhập khẩu từ EU có cơ cấu gần như ngược lại. Cụ thể, nhóm rau quả chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt giai đoạn 2017-2019, trong đó năm 2019 chiếm 23,1%. Nhóm quả tươi và và sơ chế đứng thứ hai với tỷ trọng 17,6%, và nhóm rau tươi và sơ chế đứng thứ 3 với tỷ trọng chỉ 3,4% năm 2019.

2. Thị trường nhập khẩu

Các thành viên EU Việt Nam có giá trị nhập khẩu rau quả lớn nhất cũng tương tự các thành viên Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất, đó là Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức… Trong đó, nhập khẩu từ Pháp chiếm tới 1/3 tổng giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ EU năm 2019.

Bảng Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ một số nước EU năm 2019

Thị trường

Giá trị (triệu USD)

Tỷ trọng

Pháp

14,4

33%

Hà Lan

6,1

14%

Bỉ

6,0

14%

Tây Ban Nha

4,6

10%

Đức

3,4

8%

Các nước khác

9,4

22%

 Nguồn: ITC Trademap

3. Sản phẩm nhập khẩu

Việt Nam có thế mạnh sản xuất nhiều loại rau quả tươi, bao gồm cả rau quả nhiệt đới và ôn đới. Việt Nam cũng nằm trong khu vực cung cấp một lượng lớn rau quả tươi cho thế giới với giá cả phải chăng (khu vực Đông Nam Á). Vì vậy, nhu cầu của Việt Nam đối với rau quả tươi từ các nước có khoảng cách địa lý xa và giá thành cao hơn như khu vực châu Âu không cao. Trên thực tế, rau quả từ các khu vực có nền nông nghiệp phát triển và đánh giá là có mức độ an toàn cao như EU ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam khi tâm lý chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng tăng. Mặc dù vậy, mức thu nhập của người dân Việt Nam trung bình vẫn còn tương đối thấp nên phần đông dân số chưa đủ sức chi trả cho các sản phẩm rau quả giá cao từ các nguồn này. Vì vậy giá trị nhập khẩu rau quả từ EU của Việt Nam còn rất hạn chế và tập trung chủ yếu vào một số sản phẩm rau quả ôn/hàn đới và rau quả chế biến. Cụ thể:

Đối với sản phẩm rau tươi và sơ chế: Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ EU khoai tây, Đậu Hà Lan, nấm và một số loại rau gia vị (tỏi, hành, hẹ,..)

Bảng 10 sản phẩm rau tươi nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam từ EU năm 2019

STT

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

 

1

070190

Khoai tây tươi hoặc ướp lạnh ..

1.847

2

070110

Khoai tây để làm giống

436

3

070320

Tỏi, tươi hoặc ướp lạnh

302

4

071021

Đậu Hà Lan "Pisum sativum", đã hoặc chưa bóc vỏ, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

179

5

071010

Khoai tây, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

157

6

071290

Rau và hỗn hợp các loại rau khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm

102

7

070959

Nấm và nấm cục có thể ăn được tươi hoặc ướp lạnh..

79

8

071120

Ôliu đã bảo quản tạm thời … nhưng không ăn ngay được.

56

9

071239

Nấm hoặc nấm cục khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, …

39

10

070310

Hành tây và hành, hẹ tươi hoặc ướp lạnh

35

Nguồn: ITC Trademap

 

Quả tươi và sơ chế: Các loại trái cây từ thị trường EU mà người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng với giá trị nhập khẩu lớn nhất là táo tươi, kiwi, nho, lê, mơ, mận,…

Bảng 10 sản phẩm quả tươi nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam từ EU năm 2019

 

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

STT

1

080810

Táo tươi

14661

2

081050

Kiwi tươi

1706

3

080610

Nho tươi

449

4

081190

Quả đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, ……

146

5

080830

Lê tươi

99

6

081120

Quả mâm xôi, dâu tằm, dâu đỏ, quả lý chua đen, trắng hoặc đỏ và quả lý gai, ….

97

7

081320

Quả mận đỏ khô

53

8

080410

Quả chà là tươi hoặc khô

52

9

081310

Mơ khô

49

10

080420

Quả sung, vả tươi hoặc khô

30

Nguồn: ITC Trademap

Rau quả chế biến: các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ EU các loại nước ép rau quả, khoai tây, cà chua, oliu, đậu đã chế biến, và các loại mứt, thạch trái cây.

Bảng 10 sản phẩm rau quả chế biến nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam từ EU năm 2019

 

Mã sản phẩm

Tên sản phẩm

Giá trị năm 2019 (nghìn USD)

 

1

200410

Khoai tây đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh.

10.576

2

200870

Đào, kể cả quả xuân đào đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, …..

4.615

3

200799

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, …

1.016

4

200570

Ôliu, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

1.006

5

200969

Nước ép nho kể cả hèm nho, với giá trị Brix >30 ở 20°C, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

723

6

200990

Nước ép trái cây hỗn hợp kể cả hèm nho, và nước ép rau, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

624

7

200979

Nước ép táo, với giá trị Brix >20 ở 20°C, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

598

8

200989

Nước ép từ quả hoặc rau, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, …

577

9

200210

Cà chua, nguyên quả hoặc dạng miếng, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic.

477

10

200559

Đậu hạt chưa bóc vỏ, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh

324

Nguồn: ITC Trademap

Nguồn: Trích dẫn: "Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Rau quả Việt Nam
- Trung tâm WTO và Hội nhập