Nông nghiệp Việt Nam trước thềm EVFTA: Cơ hội và thách thức
29/12/2017 572Người thực hiện: TS. Đặng Kim Khôi, ThS. Lê Thị Hà Liên & Th.S. Bùi Thị Việt Anh, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2017
Lời mở đầu
Trong hơn 15 năm qua, thương mại giữa Việt Nam và EU liên tục được mở rộng, trong đó thặng dư luôn nghiêng về phía Việt Nam. Xuất khẩu ròng của Việt Nam đối với thị trường EU tăng lên hơn 13 lần từ 2000 đến nay. Đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản, EU luôn là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 15% thị phần xuất khẩu chỉ sau Trung Quốc (21%). Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này gồm có cà phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, tiêu, điều, cao su tự nhiên... Ngược lại, EU cũng là một trong những thị trường chính mà Việt Nam nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp chính bao gồm gỗ nguyên liệu, sữa và sản phẩm sữa, các sản phẩm chăn nuôi... Bên cạnh đó, sản phẩm rau quả ôn đới từ thị trường EU cũng là một trong những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ EU nhưng kim ngạch còn hạn chế. Trong giai đoạn tới, EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Mặt khác, trong bối cảnh TPP chưa có hồi kết, hiệp định EVFTA được dự báo sẽ tác động nhiều nhất đến ngành nông nghiệp bao gồm cả cơ hội và thách thức đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là về chính sách và thể chế, rút kinh nghiệm từ quá trình hội nhập trước đó.
Chi tiết nghiên cứu được đính kèm dưới đây:
- Cẩm nang hướng dẫn XK mặt hàng cao su và sản phẩm cao su vào thị trường EU
- Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU
- Chuyên đề: Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA
- Quy định của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật đối với hàng nhập khẩu nguồn gốc thực vật
- Báo cáo: Việt Nam sau 02 năm thực thi EVFTA từ góc nhìn doanh nghiệp