Tin tức
Theo nhiều doanh nghiệp, “xuất khẩu theo đường chính thức còn nhiều khó khăn và rào cản”. Tận dụng tốt cơ hội từ những thị trường láng giềng của Việt Nam, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hóa theo đường chính thức. Những câu chuyện của doanh nghiệp làm ăn với thị trường Campuchia tại buổi gặp gỡ tìm cơ hội giao thương trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng tỉnh Long An tổ chức đã cho thấy điều này.
Xem thêmKinh tế châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh hơn nhờ xuất khẩu đang dẫn đường cho phục hồi kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu vẫn là một nguy cơ tiềm tàng. Tại châu Á, các nước phát triển thường có xu hướng phục thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn các nước khác. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á, 60% kim ngạch xuất khẩu của các nước này được đưa sang các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Xem thêmNgoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm 200 thành viên tới Trung Quốc để bàn về một số vấn đề quốc tế trong tuần này. Những vấn đề sẽ được bàn luận bao gồm các nỗ lực cân bằng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, phá bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, đồng thời thuyết phục Trung Quốc để đồng tiền được định giá theo thị trường.
Xem thêmNgày 22/5, Bộ trưởng thương mại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có cuộc họp ở Xơun (Hàn Quốc) để thảo luận một loạt các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có hiệp định tự do thương mại (FTA) ba bên. Mục tiêu chính của của cuộc họp ba bên này nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng cho Vòng đàm phán Đôha về tự do thương mại toàn cầu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về tình hình kinh tế thế giới trước tác động của cuộc khủng nợ ở châu Âu ngày càng tăng.
Xem thêm3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đạt tăng trưởng GDP cao, nhưng 2008 - 2009 tốc độ giảm mạnh, bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản về chất lượng tăng trưởng, như chi phí cao, giá trị gia tăng và năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế...
Xem thêmNgày 17 tháng 5 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BCT về thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN. Theo đó, Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (gọi tắt là C/O) là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được Tổ chức cấp C/O Mẫu D cấp C/O.
Xem thêmKim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tính đến hết tháng 4 đã đạt gần 3 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 4 đạt 774 triệu USD, giảm 4,4% so với tháng 3 và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kim ngạch 4 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng như vậy, ngành dệt may đã đạt 28,5% kế hoạch cả năm. Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục bứt phá, với sức tăng 22,7% theo năm. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng đạt mức cao, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ (88%), đạt 104,8 triệu USD.
Xem thêmNgày 21/5, vòng 7 cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) đã bế mạc tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Xem thêmGiá nguyên liệu bông lại tiếp tục tăng lên sau khi cơ bản lắng dịu do các biện pháp ngăn chặn tăng giá của chính phủ. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp hồi tháng trước như: những biểu thuế mới, đình chỉ đăng ký những hợp đồng xuất khẩu mới… để chuyển hướng bông từ thị trường xuất khẩu sang thị trường nội địa nhằm làm giảm giá thành.
Xem thêmGạo xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp nhất nếu so với gạo cùng loại của các nước khác. Nhà nhập khẩu khó mua giá cao do chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều. Ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Vinafood II kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương Thực (VFA), không ít lần nói với báo chí rằng: “Thế mạnh của Việt Nam là gạo trắng thì cứ phát triển gạo trắng, không nên chen chân vào gạo thơm vì không phải là đối thủ của Thái lan”.
Xem thêm