Tin tức

Tin tức

Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 (AEC 2015) sẽ khơi thông dòng chảy thương mại nội khối, thu hút sự quan tâm cao của các đối tác Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những lợi ích và thách thức đan xen. CôngThương - Với việc hiện thực hóa AEC vào năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuất chung để thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối.

Xem thêm

Hai năm sau khi để mất vị trí là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào tay Ấn Độ và rớt xuống vị trí thứ ba sau Việt Nam, giờ đây Thái Lan đang có thời cơ để giành lại vị thế quốc gia xuất khẩu số một thế giới. Hiện vào thời điểm giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã trở lại mức có thể cạnh tranh với Ấn Độ và Việt Nam, cùng với một lượng lớn gạo trong kho được “giải phóng,'' nhờ việc Chính quyền do giới quân sự Thái Lan điều hành đã ngừng chương trình trợ giá gạo cho nông dân ngay sau khi lên nắm quyền hồi cuối tháng Năm.

Xem thêm

(Chinhphu.vn) – Nếu Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) kết thúc vào năm 2015 thì sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác.

Xem thêm

Để doanh nghiệp dệt may tận dụng hiệu quả cao nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là cường quốc dệt may, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành dệt may cần phải vượt qua thách thức về năng suất lao động. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam cần hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế-nguyên phụ liệu-may-phân phối và có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu từ gia tăng năng lực cạnh tranh đến xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

Xem thêm

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định: hơn hai tháng sau khi không đạt được sự đồng thuận tại hội nghị hồi tháng Bảy vừa qua, các bên hiện vẫn chưa tìm ra giải pháp để khai thông thế bế tắc trong việc thực hiện Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA). Người phát ngôn của WTO Keith Rockwell cho biết không chỉ thất bại đối với việc thực hiện TFA, các bên còn chưa giải quyết được vấn đề dự trữ lương thực để đáp ứng các mục tiêu về an ninh lương thực.

Xem thêm

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là “cú hích” mạnh vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Nhờ đó, FDI có sự chuyển biến mạnh về lượng, chất và đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. CôngThương - Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007, sau 8 năm gia nhập WTO, dòng vốn FDI tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh cả về vốn đăng ký và giải ngân.

Xem thêm

Ukraine đã đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xem xét việc Cơ quan kiểm soát hàng nông sản Nga (Rosselkhoznadzor) cấm nhập khẩu và quá cảnh đối với tất cả mặt hàng có nguồn gốc thực vật từ Ukraine.  Tuyên bố trên được Cơ quan báo chí Bộ Chính sách Nông nghiệp và Lương thực thực phẩm Ukraine đưa ra ngày 23/10. Theo Bộ trên, nếu lệnh cấm này duy trì đến hết năm nay, các nhà sản xuất nông sản Ukraine sẽ bị thiệt hại khoảng 17 triệu USD, và trong trường hợp lệnh cấm kéo dài tới năm 2015 thì con số thiệt hại lên tới 62 triệu USD.

Xem thêm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mỹ Latinh và Caribbean trong 6 tháng đầu năm nay giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 84,071 tỷ USD. Căn cứ số liệu thống kê của 13 nước, Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean của Liên hợp quốc (ECLAC) cho biết nguyên nhân của tình trạng trên là sự thiếu vắng các phi vụ mua bán doanh nghiệp quy mô lớn, và đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng giảm do giá kim loại đi xuống.

Xem thêm

Ngày 23/10, tờ báo Nga Rossyiskaya Gazeta đăng bài viết nhận định về triển vọng phát triển thương mại của Nga ở châu Á. Bài báo dẫn phát biểu của Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Aleksei Lykhachev nói rằng Việt Nam sẽ là "cửa ngõ" để giới doanh nghiệp Nga vào châu Á.

Xem thêm

Tối 22/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Chương trình tọa đàm giữa Đoàn nghị sỹ Quốc hội Đức và Hội hữu nghị Việt-Đức thành phố, với chủ đề "Những cơ hội và thách thức của các Hiệp định thương mại tự do quốc tế." Theo tiến sỹ Hans-Dieter, Tổng Lãnh sự Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn phát triển quan hệ hợp tác bền vững trên mọi lĩnh vực, các đoàn đại biểu, doanh nghiệp Đức sang Việt Nam luôn kỳ vọng được chia sẻ những kinh nghiệm, xu hướng mới của thế giới để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước.

Xem thêm