Tin tức
Ngày 22/7, Liên minh châu Âu (EU) đã hoan nghênh thông báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thành lập quỹ "Thúc đẩy Thương mại Cơ sở" nhằm giúp các nước đang phát triển và các nước kém phát triển thực hiện Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA). Mục đích của việc thành lập quỹ "Thúc đẩy Thương mại Cơ sở" là để đảm bảo cho tất cả các nước đang phát triển có được những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết nhằm thực hiện Hiệp định trên.
Xem thêmTrong khi giá trị XK các sản phẩm chăn nuôi của nước ta còn chưa đáng kể, thì XK TĂCN và nguyên liệu lại đang gia tăng khá nhanh. CôngThương - Giá trị XK của mặt hàng này đã lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm. Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, các DN nước ta đã XK TĂCN và nguyên liệu TĂCN đạt giá trị 205,482 triệu USD, tăng tới 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nước NK TĂCN và nguyên liệu từ Việt Nam nhiều nhất, với giá trị 62,268 triệu USD.
Xem thêmTP - Dù tình hình căng thẳng ở biển Đông nhưng, hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung vẫn duy trì đà phát triển với mức tăng trưởng bình quân 4%/tháng. Ngày 22/7, Ban chỉ đạo thương mại biên giới tuyến biên giới Việt-Trung (Ban chỉ đạo) họp cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu; mua bán, trao đổi hàng hóa qua tuyến biên giới đạt 8,59 tỷ USD. Cụ thể, gạo là nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất - khoảng 198 triệu USD (529.000 tấn).
Xem thêmĐó là khẳng định của ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khi đề cập đến quy định mới của Tổng cục quản lý vệ sinh, an toàn và chất lượng thực phẩm quốc gia (SENASICA) thuộc Bộ Nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển nông thôn, thủy sản và thực phẩm (SAGARPA) Mexico.
Xem thêmĐược coi là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng thời gian gần đây, xuất khẩu cá ngừ đang cho thấy sụt giảm dù các doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng thị trường. CôngThương - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.
Xem thêmVOV.VN - Tính đến ngày 15/7, lượng xuất khẩu vẫn tăng nhanh hơn nhập khẩu đã nâng mức thặng dư thương mại lên 1,39 tỷ USD. Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 11,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,82 tỷ USD, tăng 11%. Nhập khẩu đạt 6,08 tỷ USD, tăng 20,8% so với nửa đầu tháng 7/2013.
Xem thêm(vasep.com.vn) Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về sản xuất chế biến và XK cá tra (gọi tắt là NĐ36) đã có hiệu lực, nhưng đến nay vẫn còn một số ý kiến tranh cãi xung quanh vấn đề này. Theo DN và các chuyên gia việc Nghị định quy định cứng về tỷ lệ mạ băng tối đa (10%) và hàm lượng nước tối đa (83%) có lẽ là không phù hợp. Vấn đề hàm ẩm và tỷ lệ mạ băng chỉ là vấn đề về chất lượng sản phẩm, không phải là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề với khách hàng (theo hợp đồng) chứ hoàn toàn không phải vấn đề tiêu chuẩn TBT, SPS bắt buộc của Chính phủ nước NK.
Xem thêmBizLIVE - Đây là chia sẻ của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) khi nhận định về mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và cách để chúng ta giảm phụ thuộc.Theo ông Trương Đình Tuyển, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay chuyện phụ thuộc nhau về kinh tế là điều bình thường. Việt Nam phải tận dụng lợi thế riêng để phát triển chủ động.
Xem thêmVOV.VN - Người ta đầu tư không phải để phát triển kinh tế Việt Nam mà tăng lợi nhuận từ chính việc lợi dụng chính sách ưu đãi, kẽ hở kiểm soát, chế tài kém. Báo cáo môi trường kinh doanh 2013 (Doing Business) được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 6 cho thấy, Việt Nam là quốc gia có thời gian tiêu tốn cho nộp thuế gần như cao nhất khu vực với 872 giờ mỗi năm, gấp 4 lần mức trung bình của các nước châu Á – Thái Bình Dương và cao hơn Indonesia (259 giờ), Thái Lan (264 giờ), Phillipines (193 giờ), Malaysia (133 giờ) và Singapore (82 giờ).
Xem thêmCùng ngành nghề nhưng các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, điều kiện tiếp cận thủ tục thông thoáng hơn... khiến cho các doanh nghiệp nội chịu áp lực cực lớn trong cạnh tranh. “Mong được như FDI”
Xem thêm