Tin tức
(TBKTSG Online) - Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 29-6 giờ địa phương ký ban hành luật TPA (quyền đàm phán nhanh) để giúp hoàn tất các thỏa thuận thương mại.TPA sẽ trao cho Tổng thống Obama toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước, trong đó có Mỹ. Sau khi đàm phán kết thúc, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, chứ không có quyền điều chỉnh các điều khoản trong TPP.
Xem thêmViệc Việt Nam liên tục ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu thời gian qua được kỳ vọng trở thành cơ hội tốt để thúc đẩy xuất khẩu. Song từ kỳ vọng đến thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Làm sao để kịch bản của WTO không lặp lại đang là thách thức đặt ra, đòi hỏi phải nhanh chóng tìm giải pháp tháo gỡ để hóa giải. Xuất ít, nhập nhiều?
Xem thêmNguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 29/6 cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đang xúc tiến công tác chuẩn bị để có thể ký kết Hiệp định liên kết kinh tế (EPA) trong năm 2015. Mục tiêu của chính phủ Nhật Bản là cùng với việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc chuyển trục trọng tâm đàm phán tự do kinh tế từ Mỹ sang EU nhằm thúc đẩy nhanh việc đàm phán ký kết với khu vực thị trường giàu tiềm năng này.
Xem thêmNgày 29/5/2015, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU - bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam – EAEU.
Xem thêmHiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU mở ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Song hàng Việt có đủ sức vượt qua được các rào cản phi thuế quan ở thị trường này hay không lại là câu chuyện khác. Ngày 25-6, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Hàm ý đối với cải cách chính sách và thể chế".
Xem thêmMột quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết, quốc gia này và Mỹ có thể giải quyết các vấn đề thương mại song phương còn tồn tại để tiến tới hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hội nghị cấp bộ trưởng, dự kiến được tổ chức vào tháng Bảy tới. Một thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, là rất quan trọng cho việc xúc tiến TPP, hiệp định nếu được hoàn tất sẽ có quy mô chiếm tới 40% GDP của thế giới.
Xem thêm(TBKTSG Online) - Sau nhiều cuộc giằng co, cuối cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng giành được quyền đàm phán nhanh (hay còn gọi là quyền xúc tiến thương mại - TPA) để đẩy nhanh cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo nhiều nhà phân tích, chính phủ Mỹ sẽ tận dụng TPA mới đạt được để giải quyết những trở ngại cuối cùng trong đàm phán với Nhật Bản, từ đó kết thúc quá trình đàm phán TPP trước cuối năm nay.
Xem thêmQuá trình tự do hóa thương mại toàn cầu ngày càng được đẩy nhanh bởi các thỏa thuận thương mại khu vực (regional trade agreement – RTA). Số RTA được ký kết đã tăng từ mức 70 trong năm 1990 lên gần 300. Các thỏa thuận thương mại toàn cầu sẽ trở nên tuyệt vời chỉ khi chúng hoạt động hiệu quả. Thỏa thuận đa phương có nghĩa tất cả sẽ cùng áp dụng những tiêu chuẩn chung và hạ hàng rào thuế quan, nhưng vòng đàm phán Doha (được khởi xướng bởi WTO từ năm 2001) cho tới nay vẫn lâm vào bế tắc.
Xem thêmTT - Cuối cùng Quốc hội Mỹ đã trao quyền “đàm phán nhanh” để Tổng thống Barack Obama hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, TPP vẫn còn đối mặt với một chặng đường dài trước mắt. Rạng sáng 25-6 (giờ Việt Nam), với tỉ lệ 60-38, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật trao quyền “đàm phán nhanh”, hay còn gọi là quyền xúc tiến thương mại (TPA), cho Tổng thống Barack Obama.
Xem thêmPhiên đàm phán thứ 13 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) diễn ra từ ngày 8-12/6 tại Brúc-xen, Bỉ đã đạt tiến triển rất tích cực, đặc biệt là những nội dung hai bên có nhiều lợi ích.
Xem thêm