Tin tức
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Barnaby Joyce ngày 15/4 đã đề cao vai trò và giá trị của đối tác thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Australia tăng cường giao thương với các quốc gia Đông Nam Á. Phát biểu tại Diễn đàn Lương thực Toàn cầu ở Melbourne, Bộ trưởng Joyce nhấn mạnh các doanh nghiệp Australia cần thấy rõ giá trị của một thị trường châu Á bên cạnh thị trường Trung Quốc bởi vì, trên thực tế, ASEAN còn mang lại cơ hội lớn hơn nhiều.
Xem thêmHội nhập quốc tế không chỉ bó hẹp trong các liên kết thương mại mà còn liên quan tới các vấn đề khác như chuyển giao công nghệ, đấu thầu, lao động... Điều đó đòi hỏi các quốc gia tham gia phải có cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá. Chỉ như vậy, quốc gia đó mới có thể tham gia đúng cam kết, tận dụng tốt cơ hội và không mất uy tín trong cuộc chơi chung và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Những vấn đề mới của hội nhập
Xem thêm(TBKTSG Online) – Bộ Công Thương dự kiến sẽ ban hành thông tư hướng dẫn vào tháng 6-2015 để doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hoá xuất khẩu sang Lào, Indonesia và Philippines, thay vì phải xin cấp C/O (form D) cho từng lô hàng như hiện nay.
Xem thêmNgày 16/4, Chính phủ Hàn Quốc đã thẳng thừng bác bỏ thông tin trên tờ Bưu điện Washington cho rằng nước này đã chính thức đề nghị được tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu. Trong một thông cáo báo chí, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ đưa ra quyết định về việc có tham gia TPP hay không thông qua các thủ tục do luật pháp quy định sau khi đã xem xét kỹ các ảnh hưởng mà hiệp định này có thể có đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Xem thêmNăm 2014 Trung Quốc sản xuất 823 triệu tấn thép, tăng 0,9% so với năm 2013, vẫn giữ vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm về sản xuất thép. Đáng chú ý, trong năm 2014 Trung Quốc đã xuất khẩu ra toàn thế giới tới gần 94 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang các nước ASEAN 23,9 triệu tấn sản phẩm thép các loại, tăng 51,8% so với năm 2013.
Xem thêmSáng 15/4, Nhật Bản và Mỹ đã nối lại đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Tokyo với hy vọng thu hẹp các bất đồng về chính sách thuế quan và mở cửa hơn nữa thị trường nông sản và xe ô tô.
Xem thêmNăm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành dễ chịu tổn thương nhất khi làn sóng TPP ùa về. Vậy, ngành chăn nuôi Việt Nam chủ động đón làn sóng này như thế nào?
Xem thêmNgày 15/4, Chính phủ Hàn Quốc công bố một loạt các biện pháp ngắn hạn nhằm tăng cường xuất khẩu, động lực chính của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, chủ yếu là hàng tiêu dùng và hướng mạnh vào Trung Quốc - nhà nhập khẩu lớn nhất của các sản phẩm Hàn Quốc. Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc ghi nhận sự sụt giảm xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm nay.
Xem thêmTheo Straits Times ngày 15/3, các chuyên gia dự báo thị trường bảo hiểm trong khu vực sẽ có sự tăng trưởng nhanh chóng khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào cuối năm nay. Tiến sỹ Roger Sellek, Giám đốc điều hành của Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế AM Best Asia Pacific, nhấn mạnh rằng nhiều công ty bảo hiểm đang lên kế hoạch để có thể mở rộng hoạt động vượt ra ngoài biên giới quốc gia một khi AEC hình thành.
Xem thêmTrong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam 3 ngày, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện Châu Âu khẳng định, sẽ lưu ý các đề nghị của Việt Nam, trong đó có việc xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ. * Ông đánh giá thế nào về những cải cách kinh tế của Việt Nam?
Xem thêm