Tin tức
(NDH) Theo hãng tin Kyodo, bộ trưởng thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhiều khả năng không thể họp lại vào tháng 8/2015 để giải quyết những bất đồng còn lại trước khi ký kết thỏa thuận. Nhật Bản, Mỹ và 10 thành viên khác sẽ xem xét khả năng thực hiện cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng 9/2015, nhưng khả năng diễn ra cuộc họp này là không chắc chắn do vướng lịch trình chính trị của một số nước thành viên.
Xem thêmThông tin về việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Việt Nam và các quốc gia chưa thể đi đến những thỏa thuận cuối cùng vào cuối tuần rồi, được xem là nguyên nhân chính khiến cho TTCK giảm mạnh vào phiên đầu tuần 3-8. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không? TPP vốn là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi khi gia nhập, GDP nước ta có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025. Vì vậy khi Việt Nam chưa thể “chốt” xong việc gia nhập, sự chờ đợi còn tiếp tục đã dẫn đến những phản ứng trong ngắn hạn trên TTCK.
Xem thêm(TBKTSG Online) - "Về tổng thể, phần chúng tôi dành cho Việt Nam là hào phóng. Việt Nam cần nâng tầm, xuất khẩu sang EU những mặt hàng có giá trị cao hơn để thu lợi nhuận nhiều hơn." Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam, nói như vậy khi gặp gỡ báo chí chiều ngày 5-8 để thông tin chi tiết về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU. Dưới đây là phần lược ghi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.
Xem thêmTPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc... Chỉ tính nửa đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chiếm gần 70% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành, khi gia nhập TPP, thị phần này còn tăng gấp đôi. Nhưng có lẽ, nỗi lo canh cánh về quy tắc xuất xứ luôn thường trực với ngành này cũng gia tăng, khi có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam nhập từ các nước ngoài TPP.
Xem thêm(TBKTSG)-Phiên họp cuối tuần trước ở Hawaii, Mỹ, được kỳ vọng là “vòng đàm phán cuối cùng” để đạt thỏa thuận Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc trong bế tắc. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari vẫn tỏ ra lạc quan: “Trong phiên đàm phán tới, tôi tin là tất cả mọi vấn đề sẽ được giải quyết”. Còn nhiều trở ngại
Xem thêm(ANTV) -Sau 14 phiên đàm phán chính thức, cùng với đó là những phiên giữa kỳ, hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU đã đi tới những điểm thống nhất cuối cùng. Tham gia FTA với EU đồng nghĩa với cơ hội tiếp cận nguồn cung rộng lớn tại châu Âu. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những thách thức rất lớn với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là về mặt chất lượng.
Xem thêmƯớc tính, khi tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mỗi năm GDP của Việt Nam sẽ tăng 2%, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Lần đầu tiên Viện VEPR đưa ra con số định lượng về những tác động của TPP đối với kinh tế Việt Nam trong báo cáo Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Xem thêmNgày 30 tháng 7 năm 2015, Uỷ ban chống bán phá giá Úc (ADC) đã công bố thông báo số 2015/93 về việc Chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá gia đối với sản phẩm tôn mạ kẽm từ Ấn Độ và Việt Nam. Một số thông tin về vụ việc: Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 11 tháng 7 năm 2014 Mặt hàng bị điều tra: Tôn mạ - Mã HS: 7210.49; 7212.30; 7225.92; 7226.99. Giai đoạn điều tra: Từ 1 tháng 7 năm 2013 đến 30 tháng 6 năm 2014 Quốc gia bị điều tra: Ấn Độ và Việt Nam.
Xem thêmNgày 01 tháng 8 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) đã đăng công báo số 29417 về việc tiến hành rà soát điều tra chống bán phá giá với sản phẩm săm lốp xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam và săm lốp xe máy nhập khẩu từ Việt Nam. Một số thông tin về vụ việc: - Ngày khởi xướng điều tra: 15 tháng 7 năm 2015
Xem thêmTrong hầu hết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã và sắp ký kết, thủy sản là một trong những ngành có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu (XK) nhờ được hưởng ưu đãi về thuế quan hoặc hạn ngạch. Hưởng lợi từ hội nhập
Xem thêm