(TBKTSG) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết bởi 11 nước tại Santiago (Chile). Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ được rộng mở thêm, nhưng Chính phủ và doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược xuất khẩu theo hướng tinh hơn đa.
Xuất khẩu ấn tượng nhưng dễ bị tổn thương
Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trung bình gần 15%/năm. Đặc biệt, từ khi trở thành thành viên của WTO (2007), Việt Nam ngày càng có nhiều đối tác thương mại hơn. Nhưng càng mở cửa thị trường thì khả năng bị “lây nhiễm” với thị trường thế giới càng cao. Minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã khiến cho xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 lần đầu tiên là một con số âm (-5,08%), trong khi năm trước đó là +13,69%.
Việc mở rộng thị trường trong khi khả năng dự báo, giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, tuân thủ các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường quốc tế chưa được thực hiện một cách tự động và chuyên nghiệp cũng làm cho hoạt động xuất khẩu rất dễ mẫn cảm với các thị trường. Có không ít trường hợp một vài lô hàng xuất ban đầu thì chất lượng đảm bảo, nhưng về sau thì không như cam kết ban đầu. Khi đó, thiệt hại không chỉ cho bản thân nhà xuất khẩu đó, mà ảnh hưởng đến cả ngành hàng, có khi ngành hàng khác và thị trường khác còn bị ảnh hưởng lây lan.
Nhưng điều quan trọng hơn hết là cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và giá trị thặng dư giữ lại. Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chiếm tỷ trọng lớn lại là các nhóm hàng thuộc khối FDI, thâm dụng lao động là chính. Trong năm 2017 vừa qua, năm nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ đô la Mỹ đều thuộc nhóm lắp ráp, gia công. Trong 10 nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu, chỉ có thủy sản và gỗ-sản phẩm từ gỗ là thể hiện phần đóng góp chính của trong nước.
Trên thị trường thế giới, Việt Nam được biết đến là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông - lâm - thủy sản (NLTS) nhưng tiếc là các sản phẩm của Việt Nam hầu hết được xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng không nhiều. Trong khi người tiêu dùng cuối cùng châu Âu chi trả ít nhất 4.000 euro/tấn cà phê thành phẩm (loại rẻ tiền như Robusta) thì giá xuất FOB của Việt Nam chưa tới 2.000 euro/tấn. Như vậy chênh lệch qua trung gian ít nhất cả 100% (đối với những mặt hàng chất lượng cao hơn thì chênh lệch có thể lên đến 400-500%). Tương tự như vậy là giá tiêu đen. Nếu như Việt Nam xuất khẩu khoảng 5.500 đô la Mỹ/tấn thì người tiêu dùng cuối cùng ở các nước phát triển phải trả có khi đến 17.000-20.000 đô la Mỹ/tấn, chênh lệch tới gần 400%.
Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu theo hướng tinh hơn đa
Vấn đề chính bây giờ không phải là bán cho ai mà là bán cái gì: chuyển hướng từ đa sang tinh. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và có trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng.
Gần đây, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng NLTS có xu hướng tăng là một tín hiệu đáng mừng. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ mức 9,02% trong năm 2015 lên mức 15,26% trong năm 2017. Đóng góp nhiều nhất trong số này là thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, và gạo. Tuy vậy, tổng giá trị thay đổi phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của số lượng thay vì sự thay đổi của giá đơn vị.
Về thị trường nhập khẩu nhóm hàng NLTS của Việt Nam, theo thứ tự quan trọng giảm dần là Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ trọng của hàng NLTS trong tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường lại khác nhau. NLTS là mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào Trung Quốc (25% giá trị xuất khẩu vào Trung Quốc), Úc (17,5%), Mỹ và Nhật Bản (16-17%), và EU (13%).
Ngay cả khi CPTPP có hiệu lực, mặc dù nhóm này có 11 nước thành viên nhưng đối với Việt Nam, chỉ có thêm được FTA (hiệp định thương mại tự do) với Canada, Mexico và Peru. Vì đối với các nước còn lại, Việt Nam đã có FTA riêng hoặc thông qua ASEAN. Không những thế, với sự chồng chéo giữa các FTA như EVFTA, CETA, NAFTA thì việc tiếp cận các thị trường quan trọng không có nhiều thay đổi đáng kể.
Vấn đề chính bây giờ không phải là bán cho ai mà là bán cái gì: chuyển hướng từ đa sang tinh. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và có trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã chỉ ra rằng, chi tiêu cho lương thực thực phẩm an toàn về dài hạn là hiệu quả nếu so với các chi phí y tế phải gánh chịu trong tương lai, cho cả hộ gia đình và Chính phủ. Không những thế, khách hàng ở những thị trường phát triển còn có thêm yêu cầu về trách nhiệm cộng đồng của nhà sản xuất, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Muốn vậy, các doanh nghiệp và Chính phủ cần chuyên nghiệp trong một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, có hệ thống dữ liệu về nguồn gốc của nguyên liệu, bán thành phẩm. Nếu không, hệ quả có thể thấy trước, như qua việc EU rút “thẻ vàng” đối với hàng hải sản Việt Nam gần đây. Các chứng nhận, kiểm định quốc tế là bắt buộc nhưng phải làm vì thực chất, không nên làm vì đối phó.
Thứ hai, cần ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, tổ chức sản xuất quy mô lớn để đảm bảo sự ổn định của chất lượng và sản lượng, giảm giá thành. Song song đó là nâng cao chất lượng, thêm giá trị gia tăng để đưa sản phẩm lên gam cao hơn trong dòng sản phẩm. Người viết đang tiếc cho các sản phẩm trà của Việt Nam, chưa chú ý đến sự đẳng cấp nên chưa tiếp cận nhiều với thị trường thế giới.
Thứ ba là hoạt động thương mại và bổ trợ. Cần có các chuyên gia và công cụ dự báo thị trường tốt nhất có thể, sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong phòng ngừa rủi ro giá nông sản. Thêm vào đó, các hoạt động xúc tiến thương mại cần hướng đến khách hàng cuối cùng, giảm tối đa các khâu trung gian. Tiếp cận với hệ thống phân phối trực tiếp là điều các doanh nghiệp cần làm, vì đây cũng là một trong những chính sách ưu tiên của nhà nhập khẩu.
Tóm lại, sự dịch chuyển xuất khẩu gần đây của Việt Nam sang nhóm hàng NLTS là một tín hiệu đáng mừng. Đây mới chính là nội lực của hoạt động sản xuất, thương mại của quốc gia, giảm đi sự phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Ngay cả khi không thể tránh những biến động của thị trường thì doanh nghiệp vẫn có thể chủ động hơn, và Chính phủ có thể kiểm soát tốt hơn so với phụ thuộc vào nhóm hàng lắp ráp, gia công mà phần lớn của các doanh nghiệp FDI. Nhưng ngay theo đó là phải nâng giá bán sản phẩm qua việc đưa sản phẩm vào phân khúc cao hơn. 
Nguồn: thesaigontimes.vn

 

(TBKTSG) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết bởi 11 nước tại Santiago (Chile). Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ được rộng mở thêm, nhưng Chính phủ và doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược xuất khẩu theo hướng tinh hơn đa.

Xuất khẩu ấn tượng nhưng dễ bị tổn thương

Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trung bình gần 15%/năm. Đặc biệt, từ khi trở thành thành viên của WTO (2007), Việt Nam ngày càng có nhiều đối tác thương mại hơn. Nhưng càng mở cửa thị trường thì khả năng bị “lây nhiễm” với thị trường thế giới càng cao. Minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã khiến cho xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 lần đầu tiên là một con số âm (-5,08%), trong khi năm trước đó là +13,69%.

Việc mở rộng thị trường trong khi khả năng dự báo, giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, tuân thủ các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường quốc tế chưa được thực hiện một cách tự động và chuyên nghiệp cũng làm cho hoạt động xuất khẩu rất dễ mẫn cảm với các thị trường. Có không ít trường hợp một vài lô hàng xuất ban đầu thì chất lượng đảm bảo, nhưng về sau thì không như cam kết ban đầu. Khi đó, thiệt hại không chỉ cho bản thân nhà xuất khẩu đó, mà ảnh hưởng đến cả ngành hàng, có khi ngành hàng khác và thị trường khác còn bị ảnh hưởng lây lan.

Nhưng điều quan trọng hơn hết là cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và giá trị thặng dư giữ lại. Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chiếm tỷ trọng lớn lại là các nhóm hàng thuộc khối FDI, thâm dụng lao động là chính. Trong năm 2017 vừa qua, năm nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ đô la Mỹ đều thuộc nhóm lắp ráp, gia công. Trong 10 nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu, chỉ có thủy sản và gỗ-sản phẩm từ gỗ là thể hiện phần đóng góp chính của trong nước.

Trên thị trường thế giới, Việt Nam được biết đến là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông - lâm - thủy sản (NLTS) nhưng tiếc là các sản phẩm của Việt Nam hầu hết được xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng không nhiều. Trong khi người tiêu dùng cuối cùng châu Âu chi trả ít nhất 4.000 euro/tấn cà phê thành phẩm (loại rẻ tiền như Robusta) thì giá xuất FOB của Việt Nam chưa tới 2.000 euro/tấn. Như vậy chênh lệch qua trung gian ít nhất cả 100% (đối với những mặt hàng chất lượng cao hơn thì chênh lệch có thể lên đến 400-500%). Tương tự như vậy là giá tiêu đen. Nếu như Việt Nam xuất khẩu khoảng 5.500 đô la Mỹ/tấn thì người tiêu dùng cuối cùng ở các nước phát triển phải trả có khi đến 17.000-20.000 đô la Mỹ/tấn, chênh lệch tới gần 400%.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu theo hướng tinh hơn đa

Vấn đề chính bây giờ không phải là bán cho ai mà là bán cái gì: chuyển hướng từ đa sang tinh. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và có trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng.

Gần đây, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng NLTS có xu hướng tăng là một tín hiệu đáng mừng. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ mức 9,02% trong năm 2015 lên mức 15,26% trong năm 2017. Đóng góp nhiều nhất trong số này là thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, và gạo. Tuy vậy, tổng giá trị thay đổi phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của số lượng thay vì sự thay đổi của giá đơn vị.

Về thị trường nhập khẩu nhóm hàng NLTS của Việt Nam, theo thứ tự quan trọng giảm dần là Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ trọng của hàng NLTS trong tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường lại khác nhau. NLTS là mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào Trung Quốc (25% giá trị xuất khẩu vào Trung Quốc), Úc (17,5%), Mỹ và Nhật Bản (16-17%), và EU (13%).

Ngay cả khi CPTPP có hiệu lực, mặc dù nhóm này có 11 nước thành viên nhưng đối với Việt Nam, chỉ có thêm được FTA (hiệp định thương mại tự do) với Canada, Mexico và Peru. Vì đối với các nước còn lại, Việt Nam đã có FTA riêng hoặc thông qua ASEAN. Không những thế, với sự chồng chéo giữa các FTA như EVFTA, CETA, NAFTA thì việc tiếp cận các thị trường quan trọng không có nhiều thay đổi đáng kể.

Vấn đề chính bây giờ không phải là bán cho ai mà là bán cái gì: chuyển hướng từ đa sang tinh. Nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng và có trách nhiệm với cộng đồng ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã chỉ ra rằng, chi tiêu cho lương thực thực phẩm an toàn về dài hạn là hiệu quả nếu so với các chi phí y tế phải gánh chịu trong tương lai, cho cả hộ gia đình và Chính phủ. Không những thế, khách hàng ở những thị trường phát triển còn có thêm yêu cầu về trách nhiệm cộng đồng của nhà sản xuất, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Muốn vậy, các doanh nghiệp và Chính phủ cần chuyên nghiệp trong một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, có hệ thống dữ liệu về nguồn gốc của nguyên liệu, bán thành phẩm. Nếu không, hệ quả có thể thấy trước, như qua việc EU rút “thẻ vàng” đối với hàng hải sản Việt Nam gần đây. Các chứng nhận, kiểm định quốc tế là bắt buộc nhưng phải làm vì thực chất, không nên làm vì đối phó.

Thứ hai, cần ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, tổ chức sản xuất quy mô lớn để đảm bảo sự ổn định của chất lượng và sản lượng, giảm giá thành. Song song đó là nâng cao chất lượng, thêm giá trị gia tăng để đưa sản phẩm lên gam cao hơn trong dòng sản phẩm. Người viết đang tiếc cho các sản phẩm trà của Việt Nam, chưa chú ý đến sự đẳng cấp nên chưa tiếp cận nhiều với thị trường thế giới.

Thứ ba là hoạt động thương mại và bổ trợ. Cần có các chuyên gia và công cụ dự báo thị trường tốt nhất có thể, sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong phòng ngừa rủi ro giá nông sản. Thêm vào đó, các hoạt động xúc tiến thương mại cần hướng đến khách hàng cuối cùng, giảm tối đa các khâu trung gian. Tiếp cận với hệ thống phân phối trực tiếp là điều các doanh nghiệp cần làm, vì đây cũng là một trong những chính sách ưu tiên của nhà nhập khẩu.

Tóm lại, sự dịch chuyển xuất khẩu gần đây của Việt Nam sang nhóm hàng NLTS là một tín hiệu đáng mừng. Đây mới chính là nội lực của hoạt động sản xuất, thương mại của quốc gia, giảm đi sự phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Ngay cả khi không thể tránh những biến động của thị trường thì doanh nghiệp vẫn có thể chủ động hơn, và Chính phủ có thể kiểm soát tốt hơn so với phụ thuộc vào nhóm hàng lắp ráp, gia công mà phần lớn của các doanh nghiệp FDI. Nhưng ngay theo đó là phải nâng giá bán sản phẩm qua việc đưa sản phẩm vào phân khúc cao hơn. 

Nguồn: thesaigontimes.vn